1. Tổng quan bệnh điếc đột ngột
Những người bị điếc đột ngột thường phát hiện mất thính giác khi thức dậy vào buổi sáng, có những người phát hiện ra giảm thính lực đột ngột khi đang cố gắng nghe gì đó, chẳng hạn như khi đang sử dụng điện thoại, thậm chí có những trường hợp ngược lại, người bệnh nghe thấy tiếng ồn ào ngay trước khi thính giác của họ biến mất.
Những người bị điếc đột ngột cũng có thể nhận thấy một hoặc nhiều triệu chứng như: cảm giác đầy tai, chóng mặt và / hoặc ù tai….
Một số người bị điếc đột ngột không đến gặp bác sĩ vì họ nghĩ rằng mất thính lực là do dị ứng, viêm xoang, ráy tai nhiều hoặc các tình trạng thông thường khác như viêm tai giữa, viêm tai ngoài,….Tuy nhiên, điếc đột ngột là một cấp cứu trong chuyên khoa Tai Mũi Họng nên cần phải khám điều trị sớm.
Điếc đột ngột có thể tự phục hồi một phần hoặc hoàn toàn thính lực một cách tự nhiên trong vòng một đến hai tuần, tuy nhiên việc đánh giá tự hồi phục trên lâm sàng rất khó, nếu chẩn đoán và điều trị điếc đột ngột muộn có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Ngược lại, nếu người bệnh được điều trị sớm, đúng phác đồ thì khả năng phục hồi thính lực sẽ tốt hơn rất nhiều.
Dịch tễ học, điếc đột ngột xảy ra với tỷ lệ từ 1 đến 6 người trên 5.000 người mỗi năm, nhưng trên thực tế có thể cao hơn nhiều vì điếc đột ngột nhiều lúc không được chẩn đoán. Điếc đột ngột xảy ra do vấn đề về các cơ quan cảm giác của tai trong.
2. Nguyên nhân gây điếc đột ngột
Hầu hết là điếc đột ngột không tìm thấy nguyên nhân, chỉ khoảng 10% những người được chẩn đoán điếc đột ngột tìm thấy được nguyên nhân như:
Do Virus: Các bệnh lý có thể gây bệnh điếc đột ngột như: Quai bị, thủy đậu, zona, HIV, cúm, sởi,…..
Do bệnh lý mạch máu: Tăng huyết áp, bệnh máu tăng đông,…
Do chấn thương gây rách màng nhĩ, dò ngoại dịch, vỡ xương thái dương, gây trật khớp xương con ( xương làm nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh),….
Do nhiễm độc: Ngộ độc thuốc nhóm Aminozid, ngộ độc rượu, ngộ độc thuốc lá,…
Do rối loạn chuyển hóa: Đái tháo đường, tăng Lipid máu, suy giáp trạng, ….. gây thiếu máu của động mạch tai trong, dẫn đến nhiễm độc tai trong.
Do miễn dịch: Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống,…
Do tổn thương thần kinh thính giác: U dây thần kinh số VIII, viêm dây thần kinh,…
Do rối loạn thần kinh: Rối loạn lo âu, trầm cảm, căng thẳng, stress,…
3. Chẩn đoán điếc đột ngột
Người bệnh có triệu chứng điếc đột ngột, đầu tiên bác sĩ sẽ loại trừ mất thính lực do cản trở ở tai ngoài, ví dụ như dáy tai, nấm ống tai,... Đối với điếc đột ngột không có nguyên nhân rõ ràng, có thể xác định được khi đo thính lực đơn âm (Pure Tone Audiometry) . Dấu hiệu của điếc đột ngột là mất ít nhất 30 decibel (thước đo cường độ âm thanh) ở ba tần số liên tiếp. Tiếp đến, người bệnh sẽ được làm các xét nghiệm như chụp MRI để loại trừ khối u ác tính chèn ép dây thần kinh thính giác, chụp CT scan xương thái dương để loại trừ các bệnh tại ốc tai, trật khớp dẫn truyền xương trong tai giữa,….
4. Điều trị điếc đột ngột
Phác đồ điều trị hiện nay cho bệnh điếc đột ngột không rõ nguyên nhân vẫn được Bộ Y tế khuyến cáo là phác đồ bao vây bao gồm: các thuốc corticosteroid, thuốc giãn mạch, tăng tuần hoàn, thuốc chống ù tai, chống dị ứng, bổ sung vitamin nhóm B và an thần.
Phương pháp phổ biến nhất hiện nay là sử dụng thuốc corticosteroid. Trước đây, steroid được đưa ra ở dạng thuốc tiêm hoặc uống. Vào năm 2011, một thử nghiệm lâm sàng được hỗ trợ bởi Viện Quốc gia về điếc và các rối loạn giao tiếp khác (NIDCD) cho thấy tiêm intratympanic (tiêm xuyên nhĩ) có hiệu quả như steroid đường uống.
Steroid nên được sử dụng càng sớm càng tốt để có hiệu quả tốt nhất và thậm chí được khuyến cáo dùng sớm trước khi có kết quả của các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Nếu việc điều trị bị trì hoãn hơn hai tuần ( trên 14 ngày) thì tình trạng điếc ít có khả năng cải thiện hoặc giảm, hoặc mất thính lực vĩnh viễn.
Các phương pháp điều trị bổ sung sẽ là cần thiết nếu bác sĩ tìm ra nguyên nhân dẫn đến điếc đột ngột. Ví dụ: Điếc đột ngột là do nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Nếu người bệnh đã dùng thuốc gây độc cho tai thì được khuyên nên chuyển sang loại thuốc khác. Hoặc do virus quai bị, zona,… sẽ phải điều trị thuốc kháng virus,…
Nếu bị mất thính lực nghiêm trọng, không đáp ứng với điều trị và/hoặc xảy ra ở cả hai tai, bác sĩ có thể khuyên người bệnh sử dụng máy trợ thính (để khuếch đại âm thanh) hoặc thậm chí phải cấy ốc tai điện tử (để kích thích trực tiếp các kết nối thính giác trong tai lên não).
5. Một số câu hỏi thường gặp
Khi nào thì nghe kém cần đi khám?
Khi bệnh nhân tự dưng cảm thấy mình nghe kém so với trước, có nhiều nguyên nhân như: do nhiễm trùng, cản trở vật lý (như nút ráy tai, nấm ống tai), viêm nhiễm mũi họng lan vào tai giữa gây viêm tai giữa cấp hoặc ứ dịch trong tai, bệnh nhân đã điều trị nhưng không đỡ. Hoặc đột ngột bị nghe kém mà ko có nguyên nhân gì như sau khi ngủ dậy, sau khi tắm khuya, căng thẳng stress,…. Trong giao tiếp bình thường họ không nghe thấy rõ nữa, trẻ em bình thường gọi thì nghe nhưng bây giờ gọi không thấy ngoảnh đầu lại, không đáp ứng yêu cầu thì nên đến những cơ sở y tế thăm khám để tìm ra nguyên nhân từ đó đưa ra phương pháp điều trị từ những nguyên nhân đơn giản tới phức tạp.
Một số bạn trẻ bị điếc đột ngột sau sang chấn âm thanh như đeo tai nghe liên tục, vậy nên sử dụng tai nghe như nào cho phù hợp?
Tai của con người có hệ thống tự bảo vệ, nếu âm thanh nghe nhỏ thì trong tai luôn có hệ thống khuếch đại âm thanh nhưng khi âm thanh quá lớn đe dọa đến cơ quan cảm nhận trong tai trong thì luôn có cơ chế ngăn âm thanh đó lại, đó là cửa sổ của xương bàn đạp ấn vào ốc tai bên trong. Khi âm thanh quá lớn, cơ bàn đạp co cứng, nằm im không nhúc nhích để bảo vệ tai trong khỏi tiếng động mạnh.
Khi ta mở nhạc lớn, cơ bàn đạp cũng cần co để bảo vệ bên trong tai. Tuy nhiên, khi co nhiều quá sẽ bị giãn, không đàn hồi được, âm thanh tác động lên cơ quan nhạy cảm, mỏng manh thì đương nhiên sẽ gây hư hỏng một cách từ từ, chúng ta không cảm nhận được. Khi đã cảm nhận được sự sa sút về cảm nhận âm thanh thì mức độ tổn thương đã quá lớn. Cho nên các bạn đeo tai nghe nên đeo ở mức độ vừa phải, nên cho tai nghỉ ngơi sau một thời gian đeo tai nghe.
Cách bảo vệ đôi tai trong môi trường đô thị ồn ào
Trong môi trường đô thị ồn ào hiện nay, đặc biệt trong những khu công nghiệp, chế xuất, đóng tàu... công nhân tiếp xúc thời gian khá lâu với môi trường tiếng động vượt quá ngưỡng. Ở những môi trường làm việc như thế cần có chế độ bảo hộ lao động như nút chống ồn, chụp tai chống ồn...
Những người đi ngoài đường vào giờ tan tầm hay đi qua những công trường ồn ào cũng nên đeo nút chống ồn để giảm bớt âm thanh quá to.
Người có tuổi có nên đi khám sớm khi thấy ù tai, nghe kém không?
Người có tuổi, lại có thêm các bệnh nền như tăng Huyết áp hay Đái tháo đường, rối loạn mỡ máu,… thì càng nên đi khám sớm khi có các dấu hiệu như ù tai, nghe kém, chóng mặt, cảm giác đầy tai hay đau tai,..vì đó là một trong các dấu hiệu của bệnh điếc đột ngột do co thắt mạch, do thiếu sự cấp máu cho tai trong. Bác sĩ sẽ điều trị theo phác đồ sớm, sức nghe sẽ được cải thiện rõ rệt.
Khi nào thì người bệnh cần đeo máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai
Khi đã được điều trị theo đúng phác đồ trong 7 - 10 ngày mà thính lực không cải thiện, sức nghe giảm nặng, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc về uống và theo dõi thêm tại nhà. Sau 1 tháng, 3 tháng là những mốc để đánh giá lại sức nghe mà tình trạng vẫn ko cải thiện thì nên được tư vấn để đeo máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Bạn có biết về chứng điếc đột ngột?
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.