Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dị ứng dứa

Phản ứng dị ứng với dứa có thể xuất hiện do ăn một lượng dứa rất nhỏ hoặc uống một lượng nhỏ nước dứa. Bạn thậm chí còn có thể có phản ứng dị ứng do chạm vào quả dứa.

Dị ứng dứa

Các loại thực phẩm thường gây dị ứng bao gồm:

  • Các loại hạt
  • Lúa mỳ
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Trứng

Dị ứng với các loại trái cây, trong đó có dứa, thường ít phổ biến hơn so với các loại thực phẩm khác. Nhưng, một khi xảy ra thì sẽ rất nguy hiểm.

Triệu chứng

Bạn có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng dứa ngay sau khi tiếp xúc với dứa hoặc sau vài giờ. Ngứa ngáyphát ban là những triệu chứng đầu tiên sẽ xuất hiện. Phát ban có thể sẽ xuất hiện ở một hoặc nhiều vị trí trên có thể.

Bạn cũng có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng ở đường tiêu hóa, bao gồm đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Những triệu chứng này là cách phản ứng của thể khi cố gắng loại bỏ tác nhân gây dị ứng ra khỏi cơ thể.

Ngoài các triệu chứng về tiêu hóa, các triệu chứng do dị ứng với dứa có thể bao gồm:

  • Sưng phù ở mặt, lưỡi, họng và môi
  • Khó thở
  • Đỏ mặt
  • Ngứa ngáy, phát ban
  • Táo bón
  • Ngạt mũi
  • Có vị kim loại trong miệng
  • Chóng mặt
  • Choáng ngất
  • Sốc phản vệ

Sốc phản vệ là một trình trạng cấp cứu. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ của y tế ngay nếu bạn cảm thấy khó thở hoặc nghĩ rằng bạn sắp bị sốc phản vệ. Trong một nghiên cứu từ năm 1993, cứ 32 người bị dị ứng dứa thì sẽ có 20 người bị sốc phản vệ sau khi ăn dứa.

Các yếu tố nguy cơ

Nguy cơ dị ứng với dứa của bạn sẽ tăng lên nếu môt người họ hàng thân thiết của bạn cũng bị dị ứng với dứa. Họ hàng thân thiết bao gồm cha mẹ, anh chị em ruột và ông bà. Điều này là đặc biệt quan trọng và cần cân nhắc kỹ khi cho trẻ tiếp xúc với một loại thực phẩm mới. Em bé của bạn sẽ dễ có phản ứng dị ứng với một loại thực phẩm nếu bạn hoặc vợ/chồng bạn hoặc anh chị em ruột của trẻ cũng dị ứng với loại thực phẩm đó.

Các loại trái cây như dứa có thể chứa các tác nhân gây dị ứng tìm thấy trong các loại thực phẩm hoặc các chất khác. Nếu bạn bị dị ứng với dứa, bạn cũng có thể bị dị ứng với mủ cao su tự nhiên và sẽ xuất hiện triệu chứng dị ứng khi tiếp xúc với những vật làm tử mủ cao su. Những vật làm từ mủ cao su tự nhiên bao gồm:

  • Găng tay y tế
  • Băng dính
  • Băng vệ sinh
  • Nạng
  • Phần quấn vào tay của máy đo huyết áp
  • Bao cao su
  • Đồ dùng bằng cao su để trẻ gặm khi mọc răng
  • Đồ chơi cao su
  • Bàn chải đánh răng

Những người dị ứng với dứa cũng có thể dị ứng với phấn hoa của cây phong (cây bạch dương) hoặc cây chuối.

Biến chứng

Biến chứng nghiêm trọng nhất của dị ứng dứa là sốc phản vệ. Sốc phản vệ có thể đe dọa đến tính mạng của bạn. Bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của nhân viên y tế ngay nếu bạn nghĩ rằng mình bị sốc phản vệ. Triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:

  • Khò khè
  • Tim đập nhanh
  • Khó thở
  • Sưng lưỡi, môi, họng
  • Mất ý thức
  • Tím tái ở vùng da quanh miệng, môi hoặc đầu ngón tay, ngón chân

Sốc phản vệ là một tình trạng cấp cứu và cần được điều trị ngay lập tức. Nếu bạn đã từng bị sốc phản vệ trước đó, bác sỹ có thể sẽ kê cho bạn EpiPen. Đây là một liều epinephrine tự động – một loại adrenalin tác dụng nhanh được dùng để làm giảm phản ứng miễn dịch nghiêm trọng với các tác nhân gây dị ứng.

Các loại thực phẩm nên tránh

Nếu bạn bị dị ứng dứa, bạn nên tránh tất cả các sản phẩm làm từ dứa, bao gồm dứa đóng hộp và dứa tươi. Bạn cũng không nên uống nước ép dứa nếu bị dị ứng dứa.

Ngoài việc tránh những thực phẩm rõ ràng làm từ dứa, thì dứa cũng có thể ẩn nấp đằng sau các loại thực phẩm khác. Do vậy, bạn nên đọc nhãn thực phẩm cẩn thận để đảm bảo rằng, dứa không có trong thành phần của những loại đồ ăn bạn định ăn. Một số sản phẩm có thể có chứa dứa bao gồm:

  • Salad hoặc cocktail đóng hộp, đóng lon
  • Salsa dứa
  • Rượu rum dứa
  • Mứt dứa
  • Bánh ngọt trái cây
  • Soda hoặc đồ uống có ga có vị dứa
  • Các loại đồ uống có cồn ở vùng nhiệt đới, ví dụ nhưmargaritas và piña coladas
  • Kẹo cứng trái cây

Khi bạn ăn ở ngoài nhà hàng, hãy để nhân viên phục vụ biết rằng bạn bị dị ứng với dứa. Việc này sẽ giúp bạn tránh tiếp xúc một cách vô tình với loại trái cây này.

Enzym từ dứa cũng có thể là thành phần của nhiều sản phẩm chăm sóc da, ví dụ như xà phòng và kem thoa mặt. Bạn cũng nên kiểm tra thành phần của những sản phẩm này và không dùng các sản phẩm mà bạn không chắc về những gì có trong đó.

Khi nào nên tới gặp bác sỹ?

Nếu bạn nghi ngờ bạn dị ứng với dứa, hãy nói với bác sỹ. Bác sỹ có thể khuyên bạn nên sử dụng một số loại thuốc antihistamine không cần kê đơn để làm giảm triệu chứng như dephehydramine (Benadryl). Nếu bạn bị sốc phản vệ, bác sỹ có thể sẽ kê cho bạn EpiPen để bạn có thể sử dụng nếu có phản ứng dị ứng nặng.

Nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện hoặc nếu các triệu chứng diễn biến xấu đi, hãy coi đó là một tình trạng cấp cứu. Gọi ngay cho cơ sở y tế gần nhất hoặc đến ngay bệnh viện gần nhất.

Triển vọng

Dị ứng thực phẩm có thể xảy ra lần đầu tiên vào bất cứ thời điểm nào trong đời. Tại Mỹ, 8% trẻ em và khoảng 4% người trưởng thành bị dị ứng thực phẩm. Bạn có thể sẽ phát triển cùng với chứng dị ứng với dứa nếu bạn đã từng bị dị ứng từ nhỏ, hoặc các triệu chứng dị ứng có thể xuất hiện tại bất cứ thời điểm nào trong đời.

Bác sỹ có thể xác định bạn bị dị ứng dứa thông qua xét nghiệm máu. Nhưng việc giải thích cho bác sỹ về những điều đã xảy ra là một việc rất quan trọng nếu bạn bị dị ứng thực phẩm. Bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn nên kiêng dứa hoàn toàn và có thể sẽ kê antihistamine hoặc EpiPen cho bạn để đề phòng. Trừ khi bác sỹ chỉ định khác, nếu không, bạn nên tránh ăn dứa và bất cứ sản phẩm gì có chứa dứa. Nếu bạn loại bỏ nguy cơ tiếp xúc với loại trái cây này, bạn sẽ không xuất hiện các triệu chứng dị ứng nữa.

Những sự thay thế khác

Dứa có thể rất tươi ngon và giàu vitamin C, nhưng cũng có rất nhiều loại trái cây khác có cùng tính chất này. Các sự thay thế ngon và bổ dưỡng khác cho dứa bao gồm: táo, lê, nho.

Bạn có thể sử dụng nước táo thay vì nước dứa trong rất nhiều loại đồ uống pha chế của vùng nhiệt đới. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mối lo ngại từ dị ứng và không dung nạp thực phẩm

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm