Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đau nhức cơ thể khi mang thai

Đau nhức là một phần thường gặp của thai kỳ vì những thay đổi mà cơ thể bạn đang trải qua. Bài viết này đưa ra một số giải pháp cải thiện đau nhức khi mang thai, đồng thời gợi ý một số nguyên nhân cơ bản có thể cải thiện tình trạng này.

Mang thai dẫn đến những thay đổi ở hầu hết mọi bộ phận trên cơ thể bạn. Các cơ quan trong cơ thể di chuyển để phù hợp với em bé đang lớn lên, đồng thời các cơ và khớp cũng phải chịu áp lực lớn hơn.

Đau nhức thường gặp khi mang thai là gì?

Đau lưng là tình trạng thường gặp khi mang thai. Trong một nghiên cứu năm 2018 với 184 phụ nữ mang thai, 70% người tham gia cho biết bị đau thắt lưng và 43,5% cho biết bị đau toàn bộ lưng. Các khu vực phổ biến khác bị đau nhức bao gồm hông, cổ tay, bàn tay.

Hầu hết các cơn đau này đạt đỉnh điểm vào 3 tháng cuối mang thai. Nhưng cơn đau bụng và vùng chậu có thể phát triển khá sớm, trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa, khi các cơ và dây chằng của bạn di chuyển và căng ra để thích ứng với tử cung đang phát triển. Triệu chứng này được gọi là đau dây chằng tròn.

Các cơn đau khớp khác có thể xảy ra khi dây chằng của bạn thư giãn để hỗ trợ những thay đổi của cơ thể. Chuột rút cơ và tê hoặc ngứa ran ở các vùng khác nhau trên cơ thể cũng có thể phát triển.

Nguyên nhân gây đau nhức cơ thể khi mang thai?

Nội tiết tố không phải là thứ duy nhất thay đổi khi thai nhi phát triển. Những thay đổi cơ học trong cấu trúc cơ và dây chằng có thể thay đổi trọng tâm cơ thể và việc tăng cân sẽ làm tăng áp lực bạn gặp ở các vùng khác nhau trên cơ thể. Ngay cả hệ thống tuần hoàn cũng có thể bị căng thẳng khi mang thai, dẫn đến các vấn đề như đau mô mềm do ứ nước.

Đau dây thần kinh cũng rất phổ biến, do dây thần kinh bị chèn ép do tăng cân hoặc do áp lực của tử cung. Dây thần kinh tọa thường bị ảnh hưởng vào cuối thai kỳ và đôi khi ngay cả sau khi sinh. Ngoài cảm giác đau, đau thần kinh tọa khi mang thai có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Yếu cơ
  • Mất khả năng hoạt động
  • Tăng cân
  • Tư thế không đúng

Những triệu chứng này là kết quả của việc tăng cân khi mang thai và vị trí của tử cung cũng như em bé đang lớn của bạn. Những thay đổi này gây áp lực lên dây thần kinh tọa, hạn chế cường độ tín hiệu truyền qua nó. Những cơn đau này thường biến mất sau khi sinh nhưng có thể tiếp tục kéo dài đến thời kỳ hậu sản.

Cách điều trị đau nhức cơ thể khi mang thai?

Điều trị đau nhức khi mang thai có thể là một thách thức vì bất kỳ loại thuốc nào bạn dùng đều có thể gây ra một số vấn đề cho em bé. Nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ, kể cả thuốc giảm đau không kê đơn.

Khoảng 1/4 phụ nữ mang thai trong một nghiên cứu đã trải qua cơn đau nghiêm trọng tại một thời điểm nào đó trong thai kỳ. Bác sĩ sẽ cân nhắc những rủi ro và lợi ích khi khuyên dùng thuốc giảm đau. Các loại thuốc được sử dụng trong thời kỳ mang thai được phân loại theo khả năng gây ra tác động tiêu cực cho em bé. Không có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng thuốc giảm đau ở người khi mang thai, vì vậy các bác sĩ cho rằng nhiều loại thuốc có nguy cơ tiềm ẩn, dựa trên dữ liệu từ các nghiên cứu trên động vật.

Các phương pháp kiểm soát cơn đau lành mạnh khác bao gồm giáo dục sớm về những thay đổi của cơ thể có thể xảy ra trong thai kỳ và cách tăng cường sức mạnh để cơ thể bạn chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi này.

Nếu bạn bị đau nhức khi mang thai và muốn tránh dùng thuốc, các lựa chọn sau đây có thể giúp ích:

  • Giãn cơ
  • Yoga
  • Mát-xa
  • Sử dụng nhiệt độ ấm làm thư giãn cơ thể
  • Châm cứu
  • Kỹ thuật thở
  • Thiền

Tổng kết, đau nhức là hiện tượng rất phổ biến khi mang thai. Hầu hết những cảm giác khó chịu này xảy ra khi cơ thể bạn thư giãn và thay đổi để nhường chỗ cho em bé đang lớn. Nhưng trong một số trường hợp, cơn đau có thể là cách cơ thể bạn báo hiệu có vấn đề.

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

Xem thêm