Nghiên cứu của Imperial College London hiện đang gây xôn xao và được coi là một nghiên cứu quan trọng trong giới khoa học. Nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét kỹ hơn những thay đổi về tế bào và di truyền trong mô vú khỏe mạnh bình thường, giúp giải thích lí do ung thư vú phát triển sau khi mang thai.
"Giống như các cơ quan khác, chúng tôi phát hiện ra rằng vú của con người tích tụ các đột biến theo tuổi tác nhưng việc mang thai cũng có tác động bổ sung. Điều này có nghĩa là những bà mẹ lớn tuổi lần đầu sinh con có thể có nguy cơ phát triển những thay đổi có hại trong tế bào vú cao hơn những phụ nữ khác", Tiến sĩ Biancastella Cereser diễn giải về nghiên cứu mới.
Cụ thể, nhóm các nhà khoa học đã đánh giá 29 người phụ nữ, phân nhóm theo độ tuổi và tình trạng làm mẹ: lần đầu làm mẹ dưới 25 tuổi, lần đầu làm mẹ từ 35 - 55 tuổi và phụ nữ không có con từ 25 - 53 tuổi. Những người tham gia không mang đột biến di truyền của gen BRCA1 hoặc BRCA 2 (gen tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng). Ngoài ra, họ cũng không có tiền sử sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố.
(Ảnh: Getty Images)
Theo đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người lần đầu làm mẹ ở độ tuổi 35 - 55 có số lượng các mảng tế bào đột biến trong mô vú ngày càng cao. Họ cũng phát hiện rằng ngực sẽ phát triển khoảng 15 đột biến mỗi năm trong mô biểu mô, đây là nơi ung thư vú chủ yếu phát sinh.
Khi phụ nữ già đi, do sự gia tăng của các tế bào đột biến, phụ nữ sẽ có nguy cơ cao hơn bị ung thư do những đột biến phát triển ở gen. Mặc dù bản thân điều này không đủ yếu tố gây ra ung thư nhưng nếu kết hợp với việc mang thai, nguy cơ có thể tăng gấp đôi.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những người phụ nữ sinh con đầu lòng sau 24 tuổi có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn 5% sau mỗi 5 năm.
Theo CDC, các triệu chứng của ung thư vú có thể bao gồm một khối u ở vú hoặc nách, kích ứng hoặc lõm da vú, tiết dịch núm vú không phải là sữa mẹ, giống như máu và hình dạng, kích thước vú bị thay đổi.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phụ nữ có nên mang thai sau 40 tuổi?
Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.
Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.
Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.
Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.
Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.
Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây
Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.
Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.