Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm kèm theo 5 tip đảm bảo an toàn - Phần 2

Phương pháp nào hữu hiệu nhất để đánh bay ngộ độc thực phẩm?

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm kèm theo 5 tip đảm bảo an toàn 

Phần 2: 5 cách để đánh bay ngộ độc thực phẩm

Phương pháp truyền thống

Bù nước với thảo mộc

Bạn phải uống nhiều nước thì mới mau khỏi bệnh, vì thế hãy thêm vào chút thảo mộc  vào đồ uống để tăng công dụng của loại nước này với sức khỏe.

Gừng là một ví dụ để giúp bạn nhanh chóng hồi phục. Gừng có tác dụng chống buồn nôn, hiệu quả với tât cả mọi người từ phụ nữ mang thai cho đến những người điều trị bằng hóa chất. Trà bạc hà hoặc trà hoa cúc cũng giúp bù nước rất hiệu quả trong những trường hợp mất nước qua nôn.

Thay đổi chế độ ăn

Khi cơ thể bị ngộ độc thức ăn, rất nhiều cơ quan đang bị tổn thương, đừng cố làm chúng thêm stress. Hãy cho cơ thể nghỉ ngơi bằng cách chia nhỏ các bữa ăn, sử dụng đồ ăn không có chất béo hoặc cay nóng và thêm nhiều ngũ cốc.

Thư giãn cơ

Thư giãn cơ có thể giúp  giải quyết mọi sự khó chịu do ngộ độc gây ra. Thư giãn cơ sâu giúp cơ thể hồi phục hiệu quả hơn. Giãn cơ từ từ, hít thởi sâu và thiền kết hợp với nhau giúp đánh bật bệnh một cách hiệu quả

Liệu pháp mùi hương

Liệu pháp mùi hương giúp đánh thức các giác quan trong cơ thể bạn. Trong những thế kỷ trước, tinh dầu được coi là có thể chữa rất nhiều bệnh từ đâu đầu cho đến chóng mặt.  Dầu bạc hà có thể giúp giảm buồn nôn. Dầu oải hương giúp giảm mệt mỏi và căng thẳng.

Chú trọng vào bù điện giải

Khi mất nhiều nước, đồng nghĩa với việc bạn cũng có thể mất nhiều điện giải. Các chất điện giải rất quan trọng trong các phản ứng sinh học, chẳng hạn như tim đập, cử động cơ, dẫn truyền thần kinh. Các chất điện giải phổ biến gồm có canxi, natri, kali và magiê. Tăng cường điện giải sẽ giúp kéo nước vào cơ thể. Đó là lý do khiến bù điện giải quan trọng như bù nước.

Một số cách bù điện giải  đơn giản:

  • Uống nước dừa
  • Cho thêm muối và đường vào nước uống
  • Thêm mật ong vào trà

5 tip an toàn thực phẩm

85% những ca ngộ độc thực phẩm có thể phòng tránh được bằng cách vệ sinh tốt bao gồm cả vệ sinh cá nhân và an toàn thực phẩm.

Giữ mọi thứ sạch sẽ

Vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm có thể sinh sống ở trên các bề mặt nhà bếp rất lâu ngay cả khi bạn đem thực phẩm đi ra khỏi đó và có thể lây truyền qua tay người hoặc các dụng cụ làm bếp

Trước khi chuẩn bị thực phẩm hoặc sau khi chạm vào những thực phẩm sống nhiễm khuẩn, hãy nhớ rửa tay sạch sẽ nhé. Lý tưởng nhất là rửa tay phải được trên 20 giây.

Đừng quên các bề mặt để thực phẩm lên, chẳng hạn như thớt, dao cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ. Sử dụng nước xà phòng nóng để đánh rửa dụng cụ làm bếp thường xuyên sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi nguy cơ mắc bệnh.

Cất mọi thứ riêng rẽ

Mỗi thực phẩm có sự cảm nhiễm với mầm bệnh khác nhau. Hãy  tránh việc lây nhiễm chéo thực phẩm bằng cách để thực phẩm ống riêng và thực phẩm chế biến sẵn riêng, đồ ăn thừa, các sản phẩm đã chế biến tránh xa thịt sống và trứng sống. Cuối cùng với mỗi loại thực phẩm sống, chín hãy sử dụng riêng một bộ dụng cụ bếp khác nhau.

Nhiệt độ chế biến

Rất nhiều vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao. Mục đích của việc giữ thực phẩm nóng sốt bằng nhiệt là để tiêu diệt mầm bệnh.

Hãy ghi nhớ một số nhiệt độ để tiêu diệt vi khuẩn khi chế biến món ăn:

  • 630C cho thịt bò và lợn
  • 710C cho thịt xay các loại
  • 740C cho mọi loại thịt gia cầm và đồ ăn còn thừa
  • 630C cho cá các loại

Bảo quản lạnh

Vi khuẩn gây ra ngộ độc có thể lây nhiễm và lan truyền thông qua các thực phẩm chính trong khoảng 2 giờ. Làm lạnh vi khuẩn đến nhiệt độ mà ít vi khuẩn sống được. Hãy nhớ gói hoặc bỏ đồ ăn thừa đi sớm nhất có thể sau khi ăn.

Giảm bớt thực phẩm nguy cơ cao

Một vài thực phẩm có nguy cơ nhiễm vi khuẩn dễ hơn các thực phẩm khác. Hãy nghĩ đến loại bớt thịt gia cầm và thịt đỏ để giảm bớt các nguy cơ mắc bệnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thảo mộc chữa ngộ độc thực phẩm

Bs.Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Draxe
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

Xem thêm