Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dầu hạt cải và dầu thực vật: loại nào tốt hơn

Dầu hạt cải và dầu thực vật có thể được sử dụng với mục đích giống nhau và có hương vị tương tự nhau. Nhưng loại dầu nào tốt cho sức khoẻ hơn? Hãy cùng tìm hiểu!

Khi bạn đi siêu thị mua dầu ăn, bạn có mong muốn mua được loại dầu tốt cho sức khoẻ nhất không? Ví dụ như dầu hạt cải và dầu thực vật thường có cùng mục đích sử dụng và hương vị tương tự nhau. Nhưng loại nào tốt hơn?

Cả 2 loại dầu này đều tương đối phổ biến. Mỹ là thị trường sản xuất dầu đậu nành lớn thứ 2 trên thế giới – và dầu đậu nành là một thành phần rất phổ biến trong dàu thực vật. Tuy nhiên, phổ biến không có nghĩa là sẽ luôn tốt cho sức khoẻ.

Dầu hạt cải là dầu có nguồn gốc từ hạt cải dầu – thuộc họ cải, và có họ hàng với cải bắp, bông cải trắng. Vào những năm 1960, các nhà lai tạo thực vật Canada đã sử dụng các phương pháp nhân giống truyền thống để giảm axit erucic và glucosinolate trong cây hạt cải dầu xuống mức an toàn, có thể ăn được (eruic acid có liên quan đến việc tích tụ các mảng bám trong tim mạch trên động vật thử nghiệm. Glucosinolate trong hạt cải dầu sau khi cho động vật ăn được cho là góp phần gây ra các bệnh về gan, cũng như làm cản trở quá trình phát triển và tăng cân). Ngày nay, đa số các loại dầu hạt cải đều có nguồn gốc từ hạt cải dầu đã biến đổi gen.

Ưu điểm và nhược điểm của dầu hạt cải

Dầu hạt cải có điểm bốc khói tương đối cao (242 độ C), nghĩa là dầu hạt cải có thể sử dụng để nấu ăn với nhiệt độ cao mà không gây ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng hoặc hương vị món ăn. Dầu hạt cải có hương vị trung tính, do vậy có thể được sử dụng cho nhiều món ăn khác nhau. Dầu hạt cải có thể sử dụng thay thế cho bơ trong các món nướng vì dầu hạt cải gần như không có vị gì. Dầu hạt cải cũng có thể được sử dụng thay thế cho các loại dầu có hương vị, ví dụ như dầu ôliu.  Dầu ôliu có điểm bốc khói thấp hơn (210 độ C) vì thế dầu hạt cải là lựa chọn tốt hơn trong các món cần sử dụng nhiệt độ cao.

Cũng vì có điểm bốc khói cao nên dầu hạt cải có thể sử dụng cho nhiều mục đích nấu nướng, bao gồm xào, nướng, bỏ lò…Dầu hạt cải chỉ chứa 1g chất béo bão hoà và 9g chất béo không bão hoà đơn tốt cho sức khoẻ tim mạch và 4g chất béo không bão hoà đa. Dầu hạt cải cũng rất giàu các acid omega 3 tốt cho sức khoẻ. Ngoài ra, dầu hạt cải còn chứa một lượng phytosterol rất cao, giúp giảm hấp thu cholesterol vào cơ thể. Hàm lượng chất béo không bão hoà đơn trong dầu hạt cải cũng tương tự như trong dầu ôliu.

Dầu thực vật có thể được làm từ nhiều loại dầu khác nhau, chủ yếu là các loại dầu hạt như dầu lạc, dầu đậu nành hoặc các loại hạt có dầu ăn được như dầu hướng dương, dầu hạt nho, dầu ngô…Dầu hướng dương cũng có thể có chứa dầu cọ hoặc dầu bông.

Ưu điểm và nhược điểm của dầu thực vật

Dầu thực vật có thể được xem là loại dầu sử dụng được cho mọi mục đích, từ nấu nướng cho đến việc sử dụng để bôi trơn chảo. Dầu thực vật cũng được sử dụng trong một số loại thực phẩm chế biến sẵn.

Do các loại dầu được phối trộn trong dầu thực vật rất đa dạng, nên điểm bốc khói cũng sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ pha trộn. Ví dụ, dầu đậu nành có thể bốc khói ở 257 độ C trong khi dầu ngô có thể bốc khói ở khoảng 252 độ C. Mặc dù phụ thuộc vào các loại dầu trộn, nhưng đa số các loại dầu thực vật chịu được nhiệt khá cao.

Dầu thực vật thường có ít chất béo bão hoà và có hàm lượng chất béo không bão hoà đa rất cao. Một loại dầu thực vật thông thường chứa khoảng 2g chất béo bão hoà, 6g chất béo không bão hoà đơn và 6g chất béo không bão hoà đa.

Cũng như dầu hạt cải, dầu thực vật có hương vị trung tính và cũng phù hợp với với việc nấu ăn ở nhiệt độ cao và không gây ảnh hưởng đến các hương vị khác. Một điểm mạnh của dầu thực vật đó là một loại dầu đa mục đích, giá thành thấp, linh hoạt, thuận tiện và có thời gian bảo quản dài.

Điểm trừ của dầu thực vật đó là bạn không biết rõ bạn đang sử dụng chính xác loại dầu nào. Trừ khi nhà sản xuất liệt kê thành phần trên nhãn, nếu không, bạn sẽ không biết được loại dầu thực vật bạn đang dùng được phối trộn từ những loại dầu nào.

Bảo quản

Để dầu có thời gian bảo quản lâu nhất, bạn nên bảo quản trong tủ, tránh xa lò nướng, lò vi sóng. Dầu ăn cũng như các loại gia vị khác, phù hợp với việc bảo quản trong bóng tối, mát mẻ, và độ ẩm thấp.

Bạn cũng nên đậy chặt nắp lọ dầu ăn để hạn chế việc dầu ăn bị thoái hoá. Thường xuyên tiếp xúc với không khí hoặc ánh sáng sẽ dẫn đến việc oxi hoá và phát triển các gốc tự do trong dầu ăn.

Nếu chai đựng dầu ăn trong suốt, bạn nên quấn một lớp giấy nhôm ở bên ngoài để hạn chế việc dầu ăn tiếp xúc với ánh sáng.

Sử dụng loại nào?

Cả 2 loại dầu đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Phụ thuộc vào mục đích nấu nướng và hương vị yêu thích của bạn, bạn có thể lựa chọn bất cứ loại nào trong 2 loại dầu trên.

Dầu trái bơ cũng có thể chịu được nhiệt độ khá cao. Dầu ôliu nguyên chất có hương vị đặc biệt và phù hợp trong các món trộn salad. Các loại dầu ít phổ biến hơn, như dầu hạt lanh sẽ phù hợp trong các món smoothies.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn biết gì về chất béo trong dầu ăn?

Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

Xem thêm