Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đặc tính kháng virus của sữa mẹ: Vô số lợi ích

Đặc tính chống nhiễm trùng của sữa mẹ đã được biết đến từ lâu nhưng gần đây, ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học được công bố cho thấy sự đa dạng của các hoạt tính sinh học từ các chất có trong sữa mẹ với các mức độ hoạt động kháng virus khác nhau.

Đặc tính kháng virus của sữa mẹ

Đặc tính kháng virus của sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại các virus gây cảm lạnh thông thường, tiêu chảy, viêm màng não, viêm não và norovirus. Thậm chí, gần đây một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sữa mẹ của những phụ nữ bị nhiễm SARS-CoV-2 có thể giàu kháng thể chống lại loại virus này giống như đối với bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào khác. (*)

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều đề tài nghiên cứu chứng minh các hợp chất trong sữa mẹ có tác dụng kháng khuẩn và miễn dịch.

Khi mới sinh, trẻ sơ sinh chưa đạt được đầy đủ năng lực miễn dịch do các thành phần miễn dịch thích ứng còn non nớt. Do đó, việc bảo vệ trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng chủ yếu phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch bẩm sinh như: các kháng thể thụ động từ mẹ, các hợp chất kháng khuẩn có hoạt tính sinh học như cytokine, axit béo không bão hòa đa, protein kích thích miễn dịch, glycoprotein như lactoferrin, các thành phần glycated như mucin, oligosaccharid sữa mẹ (HMO) và các túi ngoại bào trong sữa mẹ... Sự đa dạng của các chất này đã cung cấp cho sữa mẹ nhiều đặc tính kháng virus.

Sữa mẹ đặc biệt là sữa non thậm chí có chức năng miễn dịch ngay cả trước khi có chức năng dinh dưỡng với việc tập trung sản xuất các chất điều hòa miễn dịch, kháng thể và các phân tử có chức năng kháng khuẩn, kháng virus trực tiếp.

Tác dụng kháng khuẩn trực tiếp của sữa mẹ được thể hiện thông qua các loại hợp chất immunoglobulin (sIgA, IgA, IgG, IgM, IgE, IgD) hay còn gọi là "liệu pháp globulin miễn dịch".

Những lợi ích của sữa mẹ được khoa học chứng minh

Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất trong 6 tháng đầu đời, cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu. Trong 24 giờ đầu tiên sau khi sinh, vú mẹ tiết ra một chất lỏng đặc và có màu vàng gọi là sữa non. Sữa non chứa nhiều protein, ít đường và chứa nhiều hợp chất có lợi mà sữa công thức không thể thay thế.

Đặc biệt, sữa mẹ còn chứa các kháng thể quan trọng giúp trẻ chống lại sự tấn công của virus và vi khuẩn, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như: Viêm tai giữa; nhiễm trùng đường hô hấp; cảm lạnh; tổn thương mô ruột; hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS); dị ứng; bệnh về đường ruột; bệnh tiểu đường; bệnh bạch cầu …

Bên cạnh đó, nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp trẻ thông minh hơn thông qua sự gần gũi giữa mẹ và bé. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, rằng trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ sẽ thông minh hơn và ít có nguy cơ mắc các vấn đề về hành vi khi lớn lên.

Đặc tính kháng virus của sữa mẹ: Vô số lợi ích - Ảnh 2.

Sữa mẹ mang đến vô vàn lợi ích đối với mẹ và bé.

Đối với mẹ, nuôi con bằng sữa mẹ cũng mang đến rất nhiều lợi ích như: giúp mẹ giảm cân; giúp tử cung co lại và giảm chảy máu nhờ tiết ra hormone Oxytocin khi cho con bú; tiết kiệm thời gian và tiền bạc; làm ngừng quá trình rụng trứng và kinh nguyệt giúp mẹ tránh thai….

Thêm vào đó, sự gắn kết giữa mẹ và bé khi cho con bú cũng giúp mẹ giảm nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh (PPD) và các bệnh thường gặp như: huyết áp cao; viêm khớp; mỡ máu cao; tiểu đường; ung thư vú và ung thư buồng trứng…

Chính vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị nuôi con bằng sữa mẹ nên được bắt đầu sớm nhất là một giờ sau khi sinh và kéo dài cho đến 2 tuổi hoặc lâu hơn bởi những lợi ích "vàng" mà nó mang lại.

Đặc tính kháng virus của sữa mẹ: Vô số lợi ích - Ảnh 3.

Đong đầy yêu thương với giọt sữa đầu tiên.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sữa mẹ giúp giảm bệnh tật và tử vong ở trẻ.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 04/06/2023

    7 điều cần làm mỗi đêm để có sức khỏe đường ruột tốt hơn

    Trong khi bạn ngủ, hệ thống tiêu hóa của bạn vẫn hoạt động mặc dù với tốc độ chậm hơn so với khi bạn thức và đây cũng là thời điểm mà ruột về cơ bản tự chữa lành những tổn thương. Để hệ tiêu hóa tiếp tục hoạt động tối ưu suốt cả ngày, hãy chuẩn bị tinh thần cho việc chữa lành hệ tiêu hóa bằng cách áp dụng những thói quen này.

  • 03/06/2023

    4 biện pháp chăm sóc sức khỏe trong mùa thi

    Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa, hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Đây là khoảng thời gian các sĩ tử cần chăm sóc sức khỏe và kiểm soát căng thẳng một cách lành mạnh.

  • 03/06/2023

    Bị hở van tim sống được bao lâu?

    Hở van tim có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, bệnh có thể điều trị để kéo dài sự sống cho người bệnh bằng cách sửa chữa hoặc thay thế van tim. Để tim của bạn hoạt động bình thường, bốn van tim cần đóng mở đúng cách và đóng chặt để đảm bảo máu chảy đúng hướng qua các buồng tim của bạn.

  • 03/06/2023

    Mưa nắng thất thường, cần làm gì để bảo vệ sức khỏe trẻ?

    Những ngày cuối tháng 5 thời tiết nhiều nơi trên cả nước thay đổi thất thường, sáng nắng nóng, chiều tối lại mưa dông. Đây là thời điểm trẻ nhỏ dễ đổ bệnh nhất.

  • 03/06/2023

    Biện pháp tự nhiên giúp trẻ tuổi teen giảm hormone căng thẳng

    Nghiên cứu cho thấy, nồng độ hormone cortisol tăng cao có liên quan tới tình trạng trầm cảm ở tuổi teen. Học sinh nên làm gì để giảm căng thẳng và nồng độ cortisol một cách tự nhiên?

  • 03/06/2023

    Kiệt sức vì thói quen sử dụng công nghệ và cách lấy lại kiểm soát

    Bạn cảm thấy kiệt sức và mất tập trung? Rất có thể nguyên nhân do sử dụng công nghệ quá nhiều. Và đây là cách bạn chế ngự thói quen ấy.

  • 03/06/2023

    7 điều cần biết để sử dụng kem chống nắng đúng cách

    Kem chống nắng giúp ngăn ngừa ung thư da và là sản phẩm chăm sóc da chống lão hóa tốt nhất, vì vậy sản phẩm này nên là một phần trong quy trình chăm sóc da hàng ngày của tất cả mọi người.

  • 03/06/2023

    Cách nói chuyện với thanh thiếu niên về việc uống rượu

    Nếu bạn thấy con mình đang thúc đẩy hoặc đối mặt với áp lực xã hội là phải uống rượu, thì đã đến lúc xem xét cách tốt nhất để giải quyết tình huống.

Xem thêm