Mẹ thường sẽ rất lo lắng khi càng ngày lại gần đến ngày phải để bé yêu ở nhà và quay lại với công việc sau thời gian thai sản. Tuy nhiên bạn sẽ hoàn toàn yên tâm khi vẫn hoàn thành tốt công mà bé yêu vẫn được hưởng trọn nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ bằng cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ vắt ra theo đúng cách như trong bài viết sau đây.
Mẹ bỉm hãy tham khảo chi tiết các thông tin sau đây để đảm bảo nguồn sữa mẹ vắt ra được bảo quản đúng cách và mang lại giá trị dinh dưỡng tốt nhất cho bé nhé.
Khi sử dụng tủ lạnh để bảo quản sữa mẹ cần ghi nhớ các nguyên tắc sau
Sữa vừa được vắt ra cần cho ngay vào túi chuyên dụng, sau đó dán nhãn và ghi rõ ngày giờ vắt ở bên ngoài túi, nếu mẹ nào gửi bé ở nhà trẻ thì nhớ ghi rõ họ tên bé
Cho vào tủ lạnh ngay khi hoàn tất việc cho vào túi chuyên dụng, tuy nhiên nếu chưa kịp cho vào tủ lạnh thì có thể để túi sữa ở nhiệt độ phòng bình thường dưới 26 độ C và chỉ trong khoảng 6 tiếng, tránh những nơi có bức xạ nhiệt và ánh sáng mạnh.
Thời gian bảo quản sữa trong tủ lạnh khoảng 48 tiếng hoặc làm lạnh nhanh trong 30 phút rồi cho vào ngăn trữ đông
Khi sữa tinh khiết đã tồn tại dưới trạng thái đông thì với tủ lạnh cửa đơn có thể bảo quản từ 1 đến 2 tuần, tủ lạnh có 2 cửa phun sương thì khoảng 3 tháng và tủ lạnh luôn giữ mức nhiệt độ - 18 độ C thì có thể trữ đến 6 tháng.
Nên chia sữa thành các túi nhỏ từ 80 - 120 ml để sữa có thể được làm lạnh nhanh hơn và khi rã đông cũng không mất nhiều thời gian.
Nếu tủ lạnh bị mất điện hay cúp điện thời gian dài thì nên cho các túi sữa vào thùng cách nhiệt với đá viên để bảo quản.
Để đảm bảo dùng đúng cách và tránh nhiễm khuẩn sữa mà bạn đã trữ đông, khi rã đông và hâm nóng sữa mẹ vắt ra cần chú ý những vấn đề sau đây
Với thời gian được ghi trên túi, bạn sẽ biết được sữa nào đã vắt trước để cho bé dùng trước, sữa vắt sau thì cho bé dùng sau.
Không cho sữa tự rã đông với nhiệt độ phòng vì như thế sẽ làm vi khuẩn gây hại trong sữa tăng lên, cũng không dùng lò vi sóng hoặc đun nóng sữa trực tiếp vì như thế sữa sẽ bị hỏng. Cách tốt nhất là hấp sữa cách thủy hoặc cho túi sữa vào bát nước nóng ở nhiệt độ 40 độ C.
Lắt nhẹ túi sữa cho váng sữa và sữa quyện vào nhau, nhưng nhớ đừng lắc quá mạnh vì có thể làm hỏng một số thành phần dinh dưỡng của sữa.
Kiểm tra nhiệt độ phù hợp rồi mới cho bé uống. Nếu dùng không hết lượng sữa đã hâm nóng thì phải bỏ đi và không trữ lại.
Bảo quản sữa đúng cách để giữ nguồn giá trị dinh dưỡng cho sữa là một điều quan trọng và yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đó chính là dụng cụ trữ sữa. Sau đây là dụng cụ mà mẹ nên dùng để trữ sữa.
Có thể sử dụng loại bình bằng nhựa hoặc thủy tinh, tuy nhiên tốt hơn vẫn là bình thủy tinh.
Vệ sinh sạch sẽ bình bằng dung dịch vệ sinh và tráng bằng nước nóng rồi để ráo nước trước khi sử dụng
Khi cho sữa vào bình không nên đổ đầy mà hãy để lại một khoảng trống.
Lưu ý cả bình thủy tinh hay bình nhựa đều có thể biến dạng khi sử dụng vì thế khi sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của loại bình mà bạn đã chọn.
Đây là những chiếc túi chuyên dùng để trữ sữa mẹ vắt ra
Cho sữa vào túi với một lượng khoảng 60 - 120ml, ép hết không khí ra ngoài. Đừng cho sữa vào túi quá nhiều để tránh khi đông lại sữa sẽ bị giãn nở.
Cho túi sữa vào tủ đá với nhiệt độ thích hợp để trữ sữa, thường là dưới âm 18 độ C.
Lưu ý: cần chọn túi sữa với chất lượng và thương hiệu uy tín để tránh làm hỏng sữa và bị rách khi trữ sữa.
Một số trường hợp sữa mẹ vắt ra đem đi bảo quản trong tủ lạnh sẽ thay đổi mùi vị ngay sau đó vì do chế độ ăn của mẹ, mẹ có sử dụng thuốc lá hoặc các chất kích thích.
Sữa mẹ trữ trong tủ lạnh có mùi như mùi xà phòng, khi đem rã đông còn có mùi nặng hơn so với sữa trữ trong ngăn mát. Chất béo trong sữa sẽ phân hủy thành các axit béo bởi men lipase. Quá trình này chỉ xảy ra khi sữa vào hệ tiêu hóa của bé sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé, tuy nhiên có một số trường hợp bé không chịu uống sữa này.
Bạn hãy cho vài túi vào trong tủ lạnh để khoảng 5 ngày rồi lấy ra để kiểm tra mùi và xem bé có uống được không. Tuy nhiên sữa chưa được rã đông mà đã có mùi thì nên bỏ đi.
Nếu sữa có mùi nhẹ mà bé vẫn không chịu uống thì hãy thử cách khử mùi sữa như sau: khi sữa được hút ra, bạn hãy cho lên bếp đun sôi với lửa nhỏ khi sữa vừa sôi lăn tăn thì tắt bếp để sữa nguội rồi đem vào tủ đông để trữ.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về cách dùng và bảo quản của sữa mẹ vắt ra, hy vọng giúp ích được các mẹ bỉm khi sắp phải để bé yêu ở nhà để chuẩn bị quay lại công việc. Tuy nhiên để đảm bảo được lợi ích tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cho mình và bé nhé!
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nuôi con bằng sữa mẹ và những vấn đề cần lưu ý.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.