Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ, và trẻ hấp thu sữa mẹ qua đường tiêu hóa. Sữa mẹ không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trong khoảng thời gian đầu đời mà còn cung cấp cho trẻ sự bảo vệ, khả năng miễn dịch tốt nhất mà không một loại sữa công thức nào có thể sao chép hay thay thế được. Tuy nhiên, đây không phải là lý do có thể áp dụng sữa mẹ trong điều trị các bệnh lý tại các cơ quan khác, chẳng hạn như điều trị nhiễm trùng mắt (viêm kết mạc) bằng cách nhỏ thẳng sữa mẹ vào mắt. Các bằng chứng khoa học đã chứng minh điều này.
Nhiễm trùng mắt (Viêm kết mạc) là gì?
Viêm kết mạc là một tình trạng nhiễm trùng có/hoặc không sưng màng lót ở mí mắt. Các triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng này bao gồm mắt đỏ, sưng và cảm giác ngứa. Nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm virus, và tình trạng này còn hay được gọi dân gian là đau mắt đỏ. Đau mắt đỏ rất dễ lây lan và thường lây truyền tại các nhà trẻ và trường học, khi trẻ lây lẫn nhau rất nhanh.
Tình trạng viêm kết mạc do virus thường tự khỏi mà không cần điều trị gì trong khoảng một tuần. Đối với nguyên nhân do vi khuẩn, tình trạng này ít phổ biến hơn và thường được điều trị bằng các thuốc nhỏ mắt có bản chất kháng sinh [1]. Dị ứng hoặc kích ứng (ví dụ như từ dầu gội đầu chẳng hạn) cũng có thể gây viêm kết mạc ở trẻ nhỏ [2].
Các nghiên cứu về sữa mẹ và nhiễm trùng mắt
Có 03 nghiên cứu có thể thấy một số mối liên quan giữa 2 vấn đề này, nhưng tất cả đều tập trung vào tình trạng nhiễm trùng mắt hoặc tắc ống dẫn nước mắt ở trẻ sơ sinh. Hiện tại rất ít nghiên cứu đánh giá việc sử dụng sữa mẹ như một phương pháp điều trị viêm kết mạc ở trẻ mẫu giáo hoặc trẻ lớn. Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng sữa được sử dụng trong các nghiên cứu dưới đây là sữa non. Sữa non là loại sữa đầu tiên xuất hiện, được sản sinh trong vài ngày sau khi em bé chào đời. Sữa non có hàm lượng kháng thể cao hơn nhiều so với sữa ở giai đoạn sau này.
Nghiên cứu số 1. Nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ. Trong nghiên cứu, 51 trẻ sơ sinh được nhỏ sữa non vào mắt trong 3 ngày, trong khi 72 trẻ sơ sinh tại nhóm đối chứng không được điều trị tại mắt [3]. Kết quả cho thấy: khoảng 35% trẻ sơ sinh tại nhóm đối chứng và 6% trẻ sơ sinh tại nhóm có sử dụng sữa non cho khả năng cải thiện kết quả điều trị. Thoạt nhìn vào những kết quả này, các chuyên gia thấy rằng sữa non có thể giống như một chất ngăn ngừa nhiễm trùng rất hiệu quả. Tuy nhiên, khi được đưa ra đánh giá, kết quả của nghiên cứu đã gặp phải rất nhiều vấn đề nghi vấn.
Dù vậy, điểm tích cực của nghiên cứu là không tìm thấy vấn đề nào về sự thiếu an toàn khi sử dụng sữa non trong điều trị viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh.
Nghiên cứu số 2. Đây là một nghiên cứu trong ống nghiệm về nhiễm trùng mắt ở 22 trẻ sơ sinh tại Nigeria [4]. Mẫu bệnh phẩm lấy tại mắt của những trẻ bị nhiễm bệnh được ủ bằng 3 loại mẫu khác nhau: một số loại kháng sinh, sữa non và sữa mẹ giai đoạn sau sữa non. Các loại vi khuẩn chính được tìm thấy trong nghiên cứu này là Staph aureus và coliforms, và các biểu đồ dưới đây cho thấy mức độ nhạy cảm của các loại vi khuẩn này với 3 loại mẫu được thử nghiệm trong nghiên cứu.
Nghiên cứu số 3. Đây là một nghiên cứu nhỏ được thực hiện tại Tây Ban Nha, đã so sánh hồi cứu việc sử dụng kháng sinh và sữa non như là phương pháp điều trị tắc ống dẫn nước mắt ở trẻ sơ sinh [5]. Theo kết quả nghiên cứu, tình trạng tắc ống dẫn nước mắt được cải thiện khi sử dụng sữa non nhanh hơn so với sử dụng kháng sinh, và việc sử dụng sữa non dường như hoàn toàn an toàn mà không gây ra các vấn đề nguy hiểm nào. Tuy nhiên khi được đặt câu hỏi về việc có khả năng sử dụng để điều trị tình trạng viêm kết mạc hay không, câu trả lời là hoàn toàn không vì không có đủ căn cứ.
Thực tế, không có đủ nghiên cứu về chủ đề này và các nghiên cứu cũng không cho thấy bằng chứng chính xác. Các nghiên cứu được mô tả trên đây chỉ cho thấy rằng sử dụng sữa non có tính an toàn và có thể có hiệu quả chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn hay tắc ống dẫn nước mắt. Ngoài ra, sữa non dường như hiệu quả hơn so với sữa giai đoạn sau, có lẽ vì nồng độ kháng thể cao hơn (đặc biệt là IgA). Đối với sữa mẹ giai đoạn sau sữa non, chưa có nghiên cứu về khả năng chữa khỏi các tình trạng bệnh lý cho trẻ độ tuổi lớn hơn. Hơn nữa, tình trạng nhiễm khuẩn do virus cũng chưa được thống kê và đánh giá từ các nghiên cứu cụ thể. Do vậy, các chuyên gia cho rằng việc có thể sử dụng sữa mẹ để điều trị nhiễm trùng mắt ở trẻ hay không là không có căn cứ.
Sự nguy hiểm của việc tùy tiện sử dụng sữa mẹ nhỏ vào mắt cho trẻ
Việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh thực tế làm tăng các nguy cơ nhiễm trùng mắt cho trẻ, khiến trẻ dễ mắc các bệnh tại mắt hay làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý và dẫn đến các biến chứng như loét giác mạc, giảm thị lực hay mù lòa... Các chuyên gia cho rằng sữa mẹ không phải là vô khuẩn, và khi sữa được nhỏ vào mắt, chúng hoàn toàn có thể kéo theo vi khuẩn ở các vị trí khác như da vùng núm vú, dụng cụ vắt sữa... vào mắt. Hơn nữa, đây trở thành môi trường lí tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển bởi sữa mẹ rất giàu đạm và các chất dinh dưỡng.
Trong thực tế đã có nhiều trường hợp cha mẹ sử dụng sữa mẹ để điều trị nhiễm trùng mắt cho trẻ một cách tự phát và gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm cả mù lòa. Đặc biệt với các trường hợp trẻ viêm kết mạc do lậu cầu cần phải điều trị khẩn cấp ngay khi nghi ngờ vì giác mạc bị hoại tử và thủng rất nhanh, nếu cha mẹ tự ý sử dụng các biện pháp khác mà không cho trẻ đến cơ sở y tế để sử dụng kháng sinh kịp thời và đúng cách, hậu quả có thể là tình trạng mù lòa vĩnh viễn. Nhiều trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng mắt sưng đỏ, có nhiều gỉ mắt làm cho vấn đề nhiễm trùng càng trở nên trầm trọng, rất khó để phục hồi.
Vậy cần làm gì khi trẻ bị đau mắt?
Tình trạng nhiễm trùng mắt có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần mà không cần điều trị gì đặc biệt. Tuy nhiên, khi trẻ gặp phải tình trạng này, các bậc phụ huynh có thể vệ sinh mắt cho trẻ để giúp trẻ hồi phục nhanh hơn:
Tổng kết
Sử dụng sữa mẹ để điều trị các tình trạng nhiễm trùng mắt cho trẻ nhỏ là điều không có căn cứ đến hiện tại, và thậm chí có thể gây ra những hậu quả nặng nề. Khi gặp phải tình trạng này, các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và được hướng dẫn điều trị hiệu quả và an toàn nhất.
Tham khảo thêm thông tin tại: Cách chăm sóc mắt trẻ sơ sinh
Tài liệu tham khảo:
1. PubMed Health. Conjunctivitis. A.D.A.M. Medical Encyclopedia 2010 [cited 2011 November 6].
2. Fields, D. and A. Brown. Baby 411: Clear Answers and Smart Advice for Your Baby’s First Year. 3rd ed. Boulder, CO: Windsor Peak Press. 2008.
3. Singh, M., P.S. Sugathan, and R.A. Bhujwala. Human colostrum for prophylaxis against sticky eyes and conjunctivitis in the newborn. J Trop Pediatr. 28(1): p. 35-7. 1982.
4. Ibhanesebhor, S.E. and E.S. Otobo. In vitro activity of human milk against the causative organisms of ophthalmia neonatorum in Benin City, Nigeria. J Trop Pediatr. 42(6): p. 327-9. 1996.
5. Verd, S. Switch from antibiotic eye drops to instillation of mother’s milk drops as a treatment of infant epiphora. J Trop Pediatr. 53(1): p. 68-9. 2007.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?