Thuốc tránh thai là một phương pháp tránh thai phổ biến và thiết thực. Có một số loại thuốc và mỗi loại chứa các thành phần khác nhau của các hormone có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Bị trễ kinh trong khi uống thuốc tránh thai là hiện tượng tương đối phổ biến.
Thuốc tránh thai có thể ngăn ngừa rụng trứng và có hiệu quả trong 99% trường hợp. Thuốc tránh thai chứa các hormone khác nhau có tác dụng ngăn ngừa thai nghén. Các hormone có thể:
Khi uống đúng cách, thuốc tránh thai được ước tính chung là có hiệu quả trong khoảng 99% trường hợp. Tuy nhiên, mọi người có xu hướng quên không uống thuốc. Ngoài ra, nếu bạn bị nôn mửa, bạn có thể không uống hết viên thuốc. Những yếu tố này có thể làm giảm hiệu quả và có thể dẫn đến tăng nguy cơ mang thai hoặc ra máu bất thường.
Bất kỳ yếu tố nào sau đây có thể dẫn đến trễ kinh khi đang sử dụng biện pháp tránh thai.
Một số loại thuốc tránh thai có thể khiến kinh nguyệt ngừng lại hoặc không đều. Các loại khác có thể khiến bạn chỉ có kinh 4 lần trong năm. Thể trạng mỗi người đều khác nhau và tác dụng của thuốc không phải lúc nào cũng có thể đoán trước được. Nếu bạn gần đây mới bắt đầu uống một loại thuốc mới, cơ thể có thể cần thời gian để điều chỉnh và điều này có thể gây ra hiện tượng trễ kinh.
Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc rút ngắn. Trong một số trường hợp, căng thẳng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt ngừng lại hoàn toàn.
Giảm cân nhanh chóng có thể làm căng cơ thể. Ví dụ, nếu bạn đang có chế độ ăn khắc nghiệt, việc thiếu calo có thể ngăn cản việc sản xuất các hormone cần thiết cho quá trình rụng trứng.
Tham khảo thêm bài viết: Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đến kỳ kinh nguyệt
Phụ nữ thừa cân có thể sản xuất một lượng estrogen cao bất thường. Điều này có thể khiến kinh nguyệt không đều hoặc dừng lại.
Tập thể dục cường độ cao có thể gây căng thẳng quá mức cho cơ thể và có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố. Điều này có thể gây ra kinh nguyệt không đều.
Một số bệnh có thể khiến kinh nguyệt ngừng lại. Phổ biến nhất là hội chứng buồng trứng đa nang. Nếu kinh nguyệt ngừng lại và không phải nguyên nhân mang thai, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm bổ sung để loại trừ một số tình trạng bệnh lý.
Mặc dù thuốc tránh thai có thể là một phương pháp tránh thai rất đáng tin cậy nhưng không phải lúc nào chúng cũng hiệu quả. Mặc dù cơ hội hiếm khi xảy ra, nhưng bạn có thể mang thai khi đang sử dụng thuốc tránh thai. Nếu bạn nghi ngờ rằng mình có thai nên làm xét nghiệm để giúp loại bỏ sự không chắc chắn.
Khi uống thuốc tránh thai, bạn vẫn có khả năng mang thai. Mang thai chỉ là một trong nhiều lý do khiến bạn bị trễ kinh. Điều quan trọng cần biết là bạn vẫn có thể mang thai, ngay cả khi uống thuốc tránh thai theo hướng dẫn. Bạn đang hoạt động tình dục mà bị trễ kinh, hoặc chỉ ra ít máu thì nên thử thai hoặc đặt lịch hẹn với bác sĩ. Cơ hội mang thai tăng lên khi bạn quên uống một (vài) viên thuốc. Phần lớn các trường hợp mang thai này xảy ra khi bạn đã bỏ lỡ hai hoặc nhiều viên thuốc liên tiếp. Các dấu hiệu mang thai sớm khác bao gồm:
Một số dấu hiệu này có thể xuất hiện sớm nhất là 1 tuần sau khi trễ kinh. Nếu bạn chưa có kinh nguyệt và trải qua bất kỳ triệu chứng nào khác của thai kỳ, bạn nên làm xét nghiệm.
Tham khảo thêm thông tin: Làm thế nào để tránh tăng cân quá nhiều khi mang thai?
Thuốc tránh thai giúp bạn điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Hầu hết các loại thuốc viên đều hoạt động theo chu kỳ 4 tuần. Sử dụng một trong những loại thuốc này có thể khiến bạn có chu kỳ kinh nguyệt dài 28 ngày. Tùy thuộc vào loại biện pháp tránh thai sử dụng, một số người có thể có kinh nguyệt thường xuyên hơn bình thường. Đối với mốt số người khác, kinh nguyệt có thể ngừng lại.
Cách đơn giản nhất để xác định nguyên nhân trễ kinh là thử thai. Bạn có thể thử thai tại nhà hoặc đặt lịch hẹn với bác sĩ. Kinh nguyệt bị trễ có thể báo hiệu các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Nếu kinh nguyệt tiếp tục không đều hoặc ngừng đột ngột, hãy hẹn gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể hỏi về tiền sử bệnh của bạn, tiền sử tình dục và tiền sử bệnh tật của gia đình hoặc một số các câu hỏi khác. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, họ có thể tiến hành xét nghiệm thêm để tìm ra nguyên nhân.
Nếu bạn mang thai, hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức dinh dưỡng khoa học và phù hợp với thể trạng để giúp mẹ khỏe, bé phát triển tốt suốt 9 tháng thai kỳ. Nếu muốn được tư vấn bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm, hãy tới Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Liên hệ đặt lịch tại Hotline: 0935183939 hoặc 02436335678
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tác dụng phụ của miếng dán tránh thai
Trà là một loại thức uống không chỉ thơm ngon, tao nhã mà còn tốt cho cho sức khoẻ con người. Hãy cùng Sức khoẻ+ tìm hiểu xem đâu là loại trà tốt cho sức khoẻ, có thể giúp kéo dài tuổi thọ của bạn.
Nước ép lựu, cà rốt, bưởi đào và củ dền có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm việc cải thiện quá trình lão hóa, giúp bạn giữ được sự trẻ trung.
Nhiều người dành rất nhiều tiền cho mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da với hy vọng có được một làn da đẹp.
Dưới đây là một số điều cơ bản về cách đảm bảo con bạn được an toàn khi ở nhà.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi thói quen tắm và nguy cơ mắc bệnh tim mạch của hơn 30.000 người Nhật trưởng thành trong 20 năm. Theo nghiên cứu, tắm nước nóng hàng ngày có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 28% và nguy cơ đột quỵ thấp hơn 26%.
Học theo những phương pháp làm đẹp trên các trang mạng xã hội có thể sẽ không mang lại hiệu quả như bạn mong muốn.
Sữa chua là thực phẩm rất có lợi, giúp tăng cường dinh dưỡng, bổ sung canxi tốt cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên, cần lưu ý cho trẻ ăn sữa chua như thế nào là phù hợp?
Nhiều người sợ béo mà kiêng không uống sữa chua, phô mai và cho rằng, những thực phẩm này chỉ dành cho trẻ em, người già, người ốm. Vậy, sử dụng sữa, sữa chua, phô mai đối với từng nhóm người cụ thể này?