Nhiều lợi ích từ nuôi con bằng sữa mẹ
Báo cáo năm 2020 của Ngân hàng Thế giới, cho biết, Việt Nam là 1 trong số 34 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng trẻ em. Trong số 1,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng có khoảng 1/3 trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) thiếu dinh dưỡng thể thấp còi, tỷ lệ này cao gấp 2 lần so với trẻ em người Kinh.
Theo báo cáo tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020 của Viện Dinh dưỡng cho thấy, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi dưới 5 tuổi ở vùng miền núi chiếm tỷ lệ cao nhất 38% (đặc biệt có vùng lên tới 42%). Mặc dù tỷ lệ SDD toàn quốc đã giảm, tuy nhiên tỷ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ em là DTTS vẫn cao gấp 2 lần so với nhóm trẻ em là người Kinh (32% so với 17,1%), đồng thời tỷ lệ trẻ nhẹ cân cũng cao hơn gấp 2,5 lần so với trẻ em là người Kinh (21% so với 8,5%).
ThS. BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, nuôi con bằng sữa mẹ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển bền vững, giúp cải thiện dinh dưỡng, phòng ngừa tử vong trẻ em, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, hỗ trợ phát triển nhận thức và giáo dục. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm bất bình đẳng.
Nuôi con bằng sữa mẹ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe của bà mẹ và trẻ em, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo tạp chí Lancet 2016 nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm chi phí y tế và góp phần tạo nên một lực lượng lao động chất lượng hơn. Trẻ không được bú sữa mẹ có nhận thức thấp hơn và cái giá phải trả cho nhận thức thấp hơn là khoảng 300 tỷ đô la Mỹ mỗi năm, chiếm 0,49 tổng thu nhập quốc dân.
Nghiên cứu gần đây của các nhà kinh tế học y tế hàng đầu ở Đông Nam Á, ước tính nuôi con bằng sữa mẹ tối ưu có thể tiết kiệm được 23,36 triệu đô la Mỹ chi tiêu cho hệ thống y tế mỗi năm do điều trị các bệnh nhi, đồng thời tránh thất thoát khoảng 70,4 triệu đô la Mỹ quỹ lương hàng năm nếu cải thiện được khả năng học tập của trẻ em ở Việt Nam. Một phân tích mới chỉ ra rằng chỉ cần đầu tư mỗi năm 4,70 đô la Mỹ cho một trẻ sơ sinh là đã giúp tăng tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đối với trẻ dưới sáu tháng tuổi lên 50% đến năm 2025.
Tại Việt Nam, cải thiện nuôi con bằng sữa mẹ có thể cứu 2.011 trẻ em mỗi năm, góp phần quan trọng vào việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới năm tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, ở nước ta mới chỉ có 24,3% bà mẹ cho con bú hoàn toàn sữa mẹ trong giai đoạn quan trọng này.
Cho con bú đúng cách
Thời điểm cho con bú: Tốt nhất, ngay sau khi sinh trong vòng một giờ đầu người mẹ nên cho trẻ bú, bú càng sớm càng tốt. Vì sữa mẹ tiết ra theo phản xạ (Prolactin, Oxytoxin), bú sớm có tác dụng kích thích bài tiết sữa sớm, trẻ được bú sữa non – sữa non có nhiều chất dinh dưỡng quý, có nhiều kháng thể sẽ phòng bệnh được tốt. Động tác bú có tác dụng co hồi tử cung, cầm máu cho người mẹ sau đẻ và giúp mẹ bài tiết sữa sớm.
Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng.
Không nên cho trẻ ăn những thức ăn hay đồ uống khác, đặc biệt là sữa ngoài (sữa bột) và không cho trẻ bú bình trước khi cho trẻ bú mẹ và khi sữa chưa về. Số lần trẻ bú không gò bó theo giờ giấc mà tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ. Ban đêm vẫn cho trẻ bú nếu trẻ khóc đòi ăn. Ở những bà mẹ ít sữa, nên cho trẻ bú nhiều lần để kích thích bài tiết sữa tốt hơn. Nếu trẻ đi tiểu ít nhất 6 lần trong vòng 24 giờ, đó là dấu hiệu của trẻ bú đủ. Nếu trẻ đi tiểu dưới 6 lần trong ngày cần cho trẻ bú nhiều hơn hoặc người mẹ cần xem lại kỹ thuật cho con bú có đúng hay không.
Tư thế cho con bú: Khi cho trẻ bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi cho bú, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ: miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác bú được tốt hơn. Thời gian cho bú tùy theo đứa trẻ. Cho trẻ bú đến khi trẻ no, tự rời vú mẹ. Sau khi bú xong một bên, nếu trẻ chưa đủ no thì chuyển sang vú bên kia để đảm bảo trẻ được bú cả sữa đầu và sữa cuối giàu dinh dưỡng.
Thời gian trẻ cai sữa: Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ngay cả khi trẻ bị tiêu chảy, vẫn tiếp tục cho trẻ bú. Trẻ đẻ non yếu không mút được vú mẹ, hoặc trường hợp mẹ bị ốm nặng, bị mắc một số bệnh không cho trẻ bú được, cần vắt sữa cho trẻ ăn bằng cốc. Nên cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi hoặc có thể lâu hơn, không cai sữa cho trẻ trước 12 tháng.
Bảo vệ nguồn sữa
Trong thời kỳ mang thai: Muốn có sữa cho con bú thì người mẹ ngay trong thời kỳ có thai cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái, giúp người mẹ tăng cân tốt (10-12kg), tăng cân là nguồn dự trữ mỡ để sản xuất sữa sau khi sinh.
Sau khi sinh con: Khi cho con bú, điều trước tiên cần phải quan tâm là người mẹ cần phải ăn đủ, uống đủ, ngủ đẫy giấc và tinh thần thoải mái. Người mẹ nên ăn bổ dưỡng, khẩu phần ăn cần cao hơn mức bình thường. Hàng ngày ăn thêm vài bát cơm, một ít thịt, cá, trứng hoặc một ít rau đậu, ăn thêm quả chín để có đủ vitamin.
Các món ăn cổ truyền như cháo chân giò gạo nếp, ý dĩ thường có tác dụng kích thích bài tiết sữa. Khẩu phần ăn của bà mẹ cho con bú hàng ngày cần lượng thực phẩm bao gồm: ngũ cốc 450-500g, trứng 40-50g, đậu và chế phẩm từ đậu 50-100g, cá và thịt từ 80-100g, rau từ 300-400g, hoa quả từ 100-200g, dầu mỡ 20g. Một ngày, ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ, hạn chế ăn đồ nướng và rán.
Người mẹ cần uống nhiều nước từ 2,0-2,5 lít/ngày (8-10 cốc) để lượng sữa tiết ra nhiều hơn (vì trên 85g nước trong 100 ml sữa mẹ) nên dùng sữa, nước trái cây, nước rau luộc, nước đun sôi để nguội.
Thực phẩm cần hạn chế: Trong thời gian nuôi con bú hạn chế uống nước trà, nước ngọt có ga, uống rượu, cà phê, các loại gia vị (hành, tiêu, ớt, tỏi,..). Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng, buồn phiền, giận dữ, mất ngủ. Khi cho con bú, nếu phải dùng thuốc phải hỏi ý kiến của thầy thuốc, không được tự động dùng thuốc vì có thể nguy hại cho con và có thể làm cạn nguồn sữa.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách trữ sữa mẹ lâu dài cho trẻ.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.