Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những xét nghiệm cần làm trong 3 tháng đầu thai kỳ?

Ngoài thăm khám thai theo định kỳ, xét nghiệm là một trong những yếu tố giúp quản lý thai kỳ tốt hơn. 3 tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian rất quan trọng, BS chỉ định rất nhiều xét nghiệm. Vậy đó là những xét nghiệm gì? Hãy cũng AloBacsi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Các xét nghiệm thường được chỉ định trong 3 tháng đầu của thai kỳ gồm:

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi.

  • Xét nghiệm nhóm máu.
  • Xét nghiệm đường huyết.
  • Xét nghiệm HBsAg.
  • Xét nghiệm HIV.
  • Xét nghiệm giang mai.
  • Xét nghiệm Rubella.
  • Xét nghiệm Double test.
  • Tầm soát tiền sản giật.
  • Xét nghiệm nước tiểu.

1. Xét nghiệm Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi

Xét nghiệm này có 2 mục đích chính:

Những Kỹ thuật Xét nghiệm Y học mẹ bầu cần làm trong 3 tháng đầu thai kỳ

  • Kiểm tra sự thiếu máu của thai phụ, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn một chế độ ăn uống hoặc điều trị phù hợp. Ví dụ, đối với thiếu máu nhiều sắt, BS sẽ tư vấn một chế độ ăn uống bổ sung chất sắt với các thực phẩm như: thịt đỏ, thực phẩm có màu xanh đậm như cải bó xôi, hoặc uống viên thuốc bổ sung chất sắt.
  • Tầm soát các bệnh lý di truyền như Thalassemia.
  • Ngoài 2 mục đích chính trên, xét nghiệm này còn giúp đánh giá tình trạng viêm nhiễm, cũng như hệ thống đông cầm máu của mẹ bầu.

2. Xét nghiệm nhóm máu

Việc biết được nhóm máu của thai phụ vừa giúp cho BS chuẩn bị cho mọi nguy cơ truyền máu có thể xảy ra trong thai kỳ, vừa giúp biết được nhóm máu của thai phụ là Rh âm hay dương.

Tình trạng thai kỳ kèm theo yếu tố Rh âm là một vấn đề quan trọng cần tư vấn cho thai phụ để có được một quy trình theo dõi thai an toàn.

3. Xét nghiệm đường huyết

Định lượng đường huyết lúc đói giúp tầm soát bệnh đái tháo đường thai kỳ. Nếu bạn có nguy cơ cao, BS sẽ chỉ định nghiệm pháp dung nạp Glucose để đánh giá chính xác hơn từ đó sẽ tư vấn cho mẹ bầu một chế độ ăn uống hoặc điều trị phù hợp.

4. Xét nghiệm HbsAg

Đây là xét nghiệm giúp phát hiện một loại kháng nguyên của virus viêm gan B. Tại Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ có thai nhiễm virus này là 10% và mẹ bầu hoàn toàn có thể lây virus mà không hề hay biết. Lúc này, xét nghiệm máu là cách phổ biến nhất để biết. Nhưng mẹ bầu cũng đừng lo lắng quá bởi thai nhi sẽ được bảo vệ bằng cách tiêm phòng ngay sau khi chào đời.

5. Xét nghiệm HIV

Lây truyền từ mẹ sang con là một trong 3 con đường lây nhiễm HIV. Hiện nay, chúng ta đã có những phác đồ điều trị dự phòng đối với virus này.Nếu không may mẹ bầu nhiễm HIV nhưng không phát hiện kịp thời, tuân thủ phác đồ điều trị thì sẽ giúp giảm rõ rệt tỷ lệ lây nhiễm cho thai nhi.

Tại các bệnh viện sản, mẹ bầu sẽ được tư vấn kỹ lưỡng trước khi thực hiện xét nghiệm này.

6. Xét nghiệm giang mai

Các triệu chứng của bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai thường rất khó nhận biết nên không thể phát hiện kịp thời, từ đó làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu và mẹ có thể truyền bệnh giang mai cho con. Trẻ sinh ra bị bệnh giang mai bẩm sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến đục thuỷ tinh thể, động kinh, thậm chí tử vong.

7. Xét nghiệm Rubella

Ở phụ nữ có thai, rubella có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm trong 3 tháng đầu thai kỳ như sảy thai, thai chết lưu, và có thể gây ra nhiều dị tật thai nhi cho bé (tật đầu nhỏ, chậm phát triển hệ thần kinh vận động, mắc bệnh tim). Tất cả các thai phụ đến thăm khám thai lần đầu, tốt nhất khi thai nhỏ hơn 8 tuần cần thực hiện xét nghiệm này.

8. Xét nghiệm Double test

Xét nghiệm Double test kết hợp với siêu âm độ mờ da gáy và yếu tố tuổi mẹ để đánh giá tình trạng bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi thường gặp như:hội chứng Down, hội chứng Patau, hội chứng Edward.

9. Xét nghiệm tầm soát tiền sản giật

Tiền sản giật là một bệnh lý toàn thân, gây ra thai nghén, với 3 triệu chứng: tăng huyết áp, phù, xuất hiện protein trong nước tiểu. Đây là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho mẹ và thai nhi.

Xét nghiệm tầm soát tiền sản giật quý 1 thai kỳ và double test thường được chỉ định cùng lúc khi thai từ 11 tuần - 13 tuần 6 ngày. Đây là 2 xét nghiệm hoàn toàn không xâm lấn và an toàn cho mẹ và thai nhi.

10. Xét nghiệm nước tiểu

Bên cạnh các xét nghiệm máu kể trên, xét nghiệm nước tiểu cũng rất quan trọng. bởi nó giúp cho BS đánh giá tình trạng đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng tiểu và tiền sản giật.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mang thai, chảy máu trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Theo alobacsi
Bình luận
Tin mới
  • 02/06/2023

    Chế độ ăn ít chất béo hay ít carb giúp giảm cân nhanh hơn?

    Trước đây, nhiều người tìm đến chế độ ăn ít chất béo để giúp giảm cân và tăng cường đốt cháy chất béo trong cơ thể. Tuy nhiên, gần đây, chế độ ăn ít carb ngày càng được ưa chuộng và áp dụng phổ biến bởi khả năng giảm cảm giác đói và thèm ăn. Vậy chế độ ăn kiêng nào giúp giảm cân nhanh hơn?

  • 02/06/2023

    4 cách đơn giản đốt mỡ, hỗ trợ giảm cân ngay cả trong khi ngủ

    Bạn có thể tăng cường đốt mỡ, hỗ trợ giảm cân ngay cả khi đang ngủ nếu áp dụng 4 bí quyết đơn giản dưới đây.

  • 02/06/2023

    6 loại vaccine người cao tuổi nên tiêm

    Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị cúm và các bệnh truyền nhiễm khác, nhưng người cao tuổi có nguy cơ tiến triển nặng hơn nếu họ mắc bệnh. Nếu bạn từ 65 tuổi trở lên, tiêm vaccine là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng có thể phòng ngừa được.

  • 01/06/2023

    Magiê: thừa, thiếu đều nguy

    Con người không thể thiếu magiê, bởi vì nó rất quan trọng đối với mọi hoạt động của cơ thể, đặc biệt là xương và hệ tim mạch.

  • 01/06/2023

    Hạ phospho máu

    Hạ phospho máu là tình trạng nồng độ phospho trong máu thấp bất thường. Tình trạng này thường gặp ở những người mắc các bệnh như: nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm toan ceton do tiểu đường hoặc có thể xảy ra khi rối loạn sử dụng rượu.

  • 01/06/2023

    Cần cung cấp đủ magiê cho trẻ

    Magiê là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ. Thiếu magiê trẻ sẽ chậm lớn, hệ thống thần kinh và bắp thịt hoạt động không được điều hoà, đưa đến thiếu canxi và phốtpho, gây nên các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, đau nhức, run rẩy, co giật tay chân.

  • 01/06/2023

    Làm thế nào để giúp con học ở nhà?

    Gia đình sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ học khi chúng học ở nhà. Vậy bạn đã có cách dạy phù hợp chưa? Hãy làm theo 1 số mẹo này nếu bạn chưa có cách!

  • 01/06/2023

    Cách chế biến rau xanh và trái cây đúng nhất để tận dụng tối đa dinh dưỡng

    Rau xanh và trái cây là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Chúng chứa nhiều vitamin và chất xơ, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Chế biến đúng cách sẽ giúp tận dụng tối đa lượng dinh dưỡng của rau củ.

Xem thêm