Công thức tính ngày rụng trứng đơn giản nhất cho phụ nữ
Tính ngày rụng trứng thường hữu ích cho chị em phụ nữ đảm bảo tăng khả năng thụ thai cao nhất, cũng như biết ngày an toàn để tránh mang thai. Trong suốt chu kỳ sinh sản của người phụ nữ, trứng sẽ rụng khoảng 460 lần nên biết ngày rụng trứng rất cần thiết cho bạn.
Cách tính ngày rụng trứng dựa vào chu kỳ kinh nguyệt được coi là phương pháp cơ bản và thông dụng nhất.
Công thức tính ngày rụng trứng
Thông thường, nếu chu kỳ kinh nguyệt trung bình của phụ nữ ước tính là 28 ngày, ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 14 tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối.
Nếu chu kỳ kinh nguyệt có độ dài khác mức trung bình (28 ngày), ngày rụng trứng sẽ tính cộng thêm hoặc trừ đi đúng số ngày dao động.
Công thức:
Ngày rụng trứng = Số ngày của một chu kỳ kinh - 14
Ví dụ, nếu chu kỳ của bạn kéo dài 30 ngày, bạn sẽ rụng trứng vào ngày thứ 16 tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. Tương tự, chu kỳ kinh của bạn là 26 ngày, bạn sẽ rụng trứng vào ngày thứ 12 tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối.
![]() |
Tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt được coi là phương pháp cơ bản nhất phụ nữ nên biết. Ảnh: Mumsnet.
Thời gian dễ thụ thai
Ngày dễ thụ thai nhất là ngày rụng trứng, tuy nhiên, do tinh trùng có thể tồn tại đến 5 ngày và trứng tồn tại tới 24 giờ, vì vậy, thời gian dễ thụ thai có thể dài 6 ngày.
Khả năng thụ thai của bạn sẽ bắt đầu tăng vào ngày thứ 10, sau đó đạt đỉnh vào ngày thứ 14, giảm dần trong 1-2 ngày sau đó.
Dấu hiệu cơ thể báo rụng trứng
- Nhiệt độ cơ thể tăng lên 0,5-1 độ C so với nhiệt độ thông thường
- Xuất hiện chất nhầy cổ tử cung, tiết dịch âm đạo mỏng, co giãn, có màu giống lòng trắng trứng sống
- Đau ngực
- Đầy hơi
- Đau nhói vùng bụng hoặc chuột rút chân
- Ham muốn tình dục tăng cao
- Có thể xuất hiện đốm máu nhẹ
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách tính ngày rụng trứng
Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.
Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.
Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?
Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.
Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.
Xét nghiệm sàng lọc HIV sẽ kiểm tra xem bạn có bị nhiễm virus HIV hay không. Khoảng 1,2 triệu người ở Mỹ nhiễm HIV. Nhưng cứ 7 người thì có 1 người không biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Ngoài ra, khoảng 40% số ca nhiễm mới lây lan bởi những người không biết về tình trạng HIV của mình hoặc chưa xét nghiệm.
Sau đây là những điều thú vị về khứu giác và mùi hương cơ thể của con người.