Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những hiểu lầm thường gặp về chu kỳ kinh nguyệt

Nói về chu kỳ kinh nguyệt có thể khiến tất cả mọi người đều cảm thấy ngại ngùng. Bài viết dưới đây của chúng tôi hy vọng có thể giúp ích cho độc giả trong việc làm rõ một số hiểu lầm thường gặp về chu kỳ kinh nguyệt

Những hiểu lầm thường gặp về chu kỳ kinh nguyệt

Dưới đây là 8 hiểu lầm thường gặp về chu kỳ kinh nguyệt:

#1: Chu kỳ kinh nguyệt và kỳ kinh là giống nhau

Đầu tiên, cần hiểu được rằng, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ khác với kỳ kinh. Thời gian thực tế mà một phụ nữ bị ra máu âm đạo được gọi là kỳ kinh, nhưng chu kỳ kinh nguyệt là toàn bộ khoảng thời gian từ đầu chu kỳ này đến đầu chu kỳ sau.

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt trung bình của phụ nữ sẽ kéo dài khoảng 28 ngày. Tuy nhiên, một số phụ nữ sẽ có chu kỳ kinh nguyệt dài hơn (29-35 ngày) và một số khác có thể sẽ có chu kỳ ngắn hơn. Các hoàn cảnh như đi du lịch, thay đổi cân nặng, thay đổi cảm xúc và dùng thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

#2: Cơn đau khi kỳ kinh đến cũng giống với các cơn đau khác mà bạn đã trải qua

Cơn đau mà phụ nữ gặp phải trong kỳ kinh là có thật. Thậm chí một vài phụ nữ cần phải nghỉ làm và nằm ôm bụng trên giường, chờ tới khi cơn đau bụng kinh dịu xuống. Tình trạng này thậm chí còn có tên khoa học là “dysmenorrhea”. Theo thống kê, có khoảng 20% số phụ nữ bị đau bụng kinh nghiêm trọng đến nỗi làm cản trở các hoạt động thường ngày của họ. Cơn đau bụng kinh có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung, khiến phụ nữ bị lo lắng, cảm thấy không thoải mái và điều cần chú ý là cơn đau này sẽ không giống với bất cứ cơn đau nào mà bạn đã trải qua trong cuộc đời.

#3: Khi đang đến kỳ kinh, có thể lờ đi những cảm giác mà chúng ta có

Khi phụ nữ đang có kinh, thực sự có những thay đổi về mặt thể chất diễn ra trong cơ thể. Vào những ngày trước khi kỳ kinh xuất hiện, lượng estrogen trong cơ thể sẽ giảm xuống trong khi lượng progesterone sẽ tăng vọt . Estrogen có liên quan với serotonin – loại hormone hạnh phúc tiết ra tại não và progesterone có liên quan đến phần não bộ chi phối sự sợ hãi, lo lắng, và trầm cảm. Nhiều người có xu hướng sẽ không quan tâm tới những thay đổi trong cảm xúc của mình trong những ngày này nhưng những thay đổi về cảm xúc này là hoàn toàn có thật, chúng thậm chí còn có thể xảy ra nhiều lần trong tháng.

#4: Tất cả mọi vấn đề của phụ nữ là do hormone

Trong một khoảng thời gian dài, bất cứ sự thay đổi nào của phụ nữ đều được cho là do hormone. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, tất cả mọi người đều có hormone trong cơ thể và tất cả mọi người đều có thể gặp vấn đề về hormone, kể cả nam giới.

#5: Máu kinh là máu bẩn

Máu kinh không phải là dịch thải của cơ thể, cũng không phải là cách để cơ thể loại bỏ các chất độc hại. Máu kinh là dịch tiết từ âm đạo, giúp âm đạo phát triển. Máu kinh sẽ có chứa một chút máu, các mô tử cung, niêm mạc nhầy và vi khuẩn, nhưng máu kinh sẽ không ảnh hưởng gì đến đời sống tình dục hoặc cũng không phải là dấu hiệu cho thấy âm đạo của bạn đang không khỏe mạnh. Máu kinh khác với máu chảy trong mạch máu. Trên thực tế, máu kinh chứa ít máu hơn (ít tế bào máu) hơn so với máu thông thường.

#6: Chỉ có phụ nữ mới có kỳ kinh

Không phải tất cả phụ nữ đều có kinh nguyệt và không phải mọi đối tượng có kinh nguyệt đều là phụ nữ. Nữ giới chuyển giới thành nam cũng có thể vẫn sẽ có kinh nguuyệt và nam giới chuyển giới thành nữ có thể sẽ không thể có kinh nguyệt. Do vậy, có thể nói rằng, kinh nguyệt không phải là vấn đề của “phụ nữ” mà là vấn đề “con người”.

#7: Kinh nguyệt là vấn đề cá nhân

Kinh nguyệt có thể coi là cuộc khủng hoảng của loài người. Năm 2014, Liên hiệp quốc đã tuyên bố rằng vệ sinh trong chu kỳ kinh nguyệt là một vấn đề sức khỏe cộng đồng. Rất nhiều người không được tiếp cận với việc vệ sinh đúng cách, các nguồn và các sự hỗ trợ cần thiết khi họ đến kỳ kinh. Tại Ấn Độ, cứ 4 phụ nữ thì 1 phụ nữ phải bỏ học vì kỳ kinh của họ. Việc này có thể có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai và học vấn của họ.

#8: Kinh nguyệt là vấn đề đáng xấu hổ

Nếu không coi kinh nguyệt là một vấn đề gì đó rất kinh tởm, đáng xấu hổ và bẩn thỉu, thì rất có thể, kinh nguyệt sẽ không phải là sự khủng hoảng của loài người nữa. Nhưng sự thật là, chúng ta đã có những suy nghĩ như vậy về kinh nguyệt trong một thời gian rất dài, do vậy, khó có thể xóa bỏ suy nghĩ ấy trong một khoảng thời gian ngắn được. Chúng ta không cần thiết phải thì thầm với nhau về việc đang cần một miếng băng vệ sinh hoặc phải giấu băng vệ sinh trong túi. Kinh nguyệt không phải là vấn đề bất thường, do vậy, trao đổi về kinh nguyệt cũng không phải là chuyện gì đáng xấu hổ cả.

Thông tin thêm trong bài viết: 8 câu hỏi thường gặp về chu kì kinh nguyệt

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

Xem thêm