Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lời khuyên từ chuyên gia giúp tăng khả năng có em bé - Phần 1

Bạn có thể phải mất một vài tháng để có thể thụ thai, và điều đó rất phổ biến và bình thường. Nếu bạn hoàn toàn khỏe mạnh và đang cố gắng để mang thai, dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia để bạn nhanh chóng có “tin vui”.

Lời khuyên từ chuyên gia giúp tăng khả năng có em bé

Nhiều phụ nữ có niềm tin rằng họ có thể dễ dàng mang thai được sau 1 – 2 tháng bắt đầu có ý định. Do vậy, họ thường cảm thấy khá ngạc nhiên khi que thử thai vẫn là âm tính sau một khoảng thời gian cố gắng hết sức.

Việc phải mất một vài tháng để có thể thụ thai là rất phổ biến và hoàn toànbình thường. Nếu bạn hoàn toàn khỏe mạnh và đang cố gắng để mang thai, dưới đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia để bạn nhanh chóng có “tin vui”.

Đi khám bác sỹ thường xuyên

Hầu như mọi phụ nữ đều hiểu được tầm quan trọng của các lần thăm khám trong thai kỳ một khi đã mang thai. Tuy nhiên, bạn có biết rằng việc đi khám trước khi mang thai cũng quan trọng không kém hay không?

Trong các lần thăm khám tiền thai kỳ, bạn có thể trao đổi với các bác sỹ về tình trạng sức khỏe tổng thể, cân nặng của bản thân, và làm cách nào để chuẩn bị cho việc mang thai. Bạn cũng có thể trình bày với bác sỹ mọi vấn đề về sức khỏe có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và sinh con khỏe mạnh. Và hãy khám sức khỏe của cả hai vợ chồng bạn trước khi lên kế hoạch có thai.

Bạn cũng có thể cung cấp cho bác sỹ về những loại thuốc và thực phẩm chức năng hiện tại bạn đang dùng, và nếu cần thiết họ có thể chỉ định những loại thuốc thay thế an toàn cho phụ nữ mang thai về sau.

Duy trì cân nặng hợp lý

Tình trạng thừa cân hay béo phì ở phụ nữ là một cản trở rất lớn đối với việc mang thai. Tình trạng thừa cân có thể làm gia tăng một số nguy cơ và biến chứng cho bạn cũng như con bạn, bao gồm:

  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Huyết áp cao
  • Sinh con nhẹ cân hoặc thừa cân
  • Khả năng cao phải sinh mổ

Các chuyên gia khuyến cáo rằng chỉ số khối cơ thể BMI chỉ nên nằm trong phạm vi từ 18,5 – 23,5 là tốt nhất để có thể mang bầu được an toàn và khỏe mạnh.

Chú trọng duy trì một lối sống lành mạnh

 
Trong thai kỳ, cơ thể bạn sẽ cần nhiều vitamin và dưỡng chất để có thể nuôi dưỡng thai nhi và giúp em bé phát triển. Bên cạnh việc giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, một số nghiên cứu chỉ ra rằng một số loại thực phẩm sẽ giúp hỗ trợ cho khả năng thụ thai của bạn.
Hãy tham khảo một số khuyến cáo về chế độ dinh dưỡng để tăng khả năng thụ thai:
  • Tránh các chất béo bão hòa
  • Ăn nhiều protein từ thực vật (đậu phụ, đỗ và các loại hạt) và kiểm soát lượng protein động vật
  • Ăn nhiều các loại ngũ cốc nguyên hạt
  • Chuyển sang sử dụng các sản phẩm từ sữa nguyên kem
  • Uống nhiều nước
  • Tránh các loại đồ uống nhiều đường

Chế độ ăn chỉ là một phần để duy trị một lối sống lành mạnh. Việc tập luyện hàng ngày với cường độ trung bình có thể giúp thúc đẩy quá trình thụ thai. Ngoài tác dụng tốt cho sức khỏe, tập luyện thể thao còn giúp cải thiện giấc ngủ và giảm stress. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên luyện tập quá nhiều. Tình trạng luyện tập quá gắng sức cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng.

Từ bỏ những thói quen xấu

Ngoài việc áp dụng một chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý, việc loại bỏ những thói quen xấu cũng vô cùng quan trọng trước khi mang thai. Hãy tránh sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn, hút thuốc lá và các loại thuốc gây ảo giác, đồng thời hạn chế lượng caffeine.

Sử dụng những chất trên có thể làm gia tăng đáng kể những nguy cơ gây hại cho sức khỏe của con bạn bao gồm:

  • Trẻ bị nhẹ cân khi sinh
  • Trẻ bị sinh non
  • Trẻ bị hội chứng ngộ độc rượu
  • Dị tật thai nhi
  • Thai chết lưu

Nếu bạn không thể ngừng hoàn toàn việc uống rượu, hút thuốc hoặc sử dụng chất kích thích, hãy trao đổi với bác sỹ để có những lời khuyên từ chuyên gia. Họ có thể đưa ra những khuyến cáo để giúp bạn từ bỏ những chất này trước khi mang thai.

(...) còn tiếp

Mời các bạn đón đọc bài viết "Lời khuyên từ chuyên gia giúp tăng khả năng có em bé - Phần 2" tại vienyhocungdung.vn

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tư thế yoga cho bà bầu

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm