Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sẩy thai: dấu hiệu, nguyên nhân và phương hướng điều trị - phần 1

Sẩy thai là hiện tượng thai bị tống ra khỏi buồng tử cung trước tuổi thai có thể sống được, tuổi đó được tính từ lúc thụ tinh là 180 ngày hay 28 tuần vô kinh.

Sẩy thai: dấu hiệu, nguyên nhân và phương hướng điều trị - phần 1

Theo thống kê, có khoảng 10 đến 20% phụ nữ mang thai bị sẩy, trong đó 80% trong số này bị sẩy thai khi thai trước 12 tuần. Số liệu này không bao gồm các trường hợp trứng đã được thụ tinh nhưng không phát triển thành thai. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 30 đến 50% trứng đã thụ tinh bị hỏng trước hoặc trong quá trình làm tổ trong tử cung của mẹ. Những trường hợp này xảy ra khá sớm, sớm đến mức mẹ vẫn sẽ có chu kỳ kinh nguyệt như bình thường.

Dấu hiệu của sẩy thai

Nếu bạn bị những dấu hiệu sau khi mang thai, hãy đi khám ngay để biết liệu thai nhi có nguy cơ gì cần giải quyết luôn không.

Ra máu âm đạo: Thông thường đây là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu việc sẩy thai.Tuy nhiên, hãy nhớ rằng trong 4 phụ nữ mang thai có 1 người ra máu (nhận biết bằng cách thấy máu ở quần lót hoặc trên giấy vệ sinh) trong những tháng đầu của thai kì, và đa số họ không bị sẩy thai.

Đau bụng: đau bụng thường bắt đầu sau khi bạn bị ra máu âm đạo. Cơn đau có thể dai dẳng hoặc thoáng qua, dữ dội hoặc âm ỉ, hoặc bạn có thể có cảm giác giống đau lưng hoặc mỏi hông.

Nếu bạn bị cả chảy máu âm đạo và đau bụng thì nguy cơ sẩy thai càng cao. Một điều quan trọng nên nhớ khác đó là chảy máu âm đạo, hoặc đau bụng trong thời kì sớm mang thai cũng có thể là dấu hiệu của chửa ngoài tử cung hoặc chửa trứng.

Thêm vào đó, nếu bạn có nhóm máu Rh-, có thể bạn sẽ cần tiên một mũi globulin miễn dịch Rh trong vòng 2 đến 3 ngày sau khi chảy máu lần đầu, trong trường hợp bố đứa trẻ  có nhóm máu Rh+.

Một số trường hợp sảy thai được phát hiện khi đi khám thai định kì, khi mà bác sỹ không nghe thấy tim thai hoặc hoặc phát hiện ra tử cung không phát triển theo hướng bình thường (Thông thường thai nhi sẽ dừng phát triển một vài tuần trước khi triệu chứng như chảy máu âm đạo hoặc đau bụng bắt đầu).

Nếu bác sỹ nghi ngờ rằng có thể bạn có nguy cơ sẩy thai, bác sỹ sẽ chỉ định bạn làm siêu âm để đánh giá tình hình thai nhi và tử cung. Bạn cũng có thể sẽ phải làm thêm xét nghiệm máu.

Nguyên nhân gây ra sẩy thai

Khoảng 50 đến 70% trường hợp sảy thai trong 3 tháng đầu là ngẫu nhiên do sự bất thường của nhiễm sắc thể trong trứng đã thụ tinh. Điều này có nghĩa rằng trứng hoặc tinh trùng có số lượng nhiễm sắc thể bất thường làm cho trứng thụ tinh không thể phát triển bình thường.

Thỉnh thoảng sẩy thai là do những vấn đề xảy ra trong quá trình phát triển khá nhạy cảm và mong manh của những tháng đầu.  Nó có thể là do trứng làm tổ không đúng chỗ trong tử cung hoặc phôi thai có bất thường về mặt cấu trúc dẫn đến không phát triển được.

Do phần lớn những phụ nữ khỏe mạnh sau khi bị sẩy thai lần đầu không làm kiểm tra sức khỏe tổng thể nên khó có thể biết được chính xác lí do dẫn đến sảy thai. Thậm chí ngay cả khi một kiểm tra đánh giá cụ thể được tiến hành, ví dụ  sau khi bạn bị sảy thai hai ba lần liên tiếp, thì nguyên nhân vẫn chưa rõ ràng trong nửa số trường hợp.

Trứng đã thụ tinh có bất thường trong nhiễm sắc thể có thể dẫn đến trường hợp ''hỏng trứng''. Trong trường hợp này, trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung và nhau thai, bào thai bắt đầu phát triển, nhưng phôi thai cuối cùng hoặc là dừng phát triển từ giai đoạn sớm hoặc là không hình thành cơ thể.

Vì nhau thai bắt đầu tiết hormon, bạn sẽ có kết quả thử thai dương tính, và có thể sẽ có các triệu chứng mang thai sớm, tuy nhiên siêu âm lại cho kết quả bào thai rỗng. Trong những trường hợp khác, phôi thai phát triển trong giai đoạn sớm nhưng có một số bất thường làm cho phôi không thể tồn tại được, vì thế dừng phát triển trước khi có tim thai.

Nếu thai nhi có nhịp tim bình thường, có thể thấy trên siêu âm từ tuần thứ 6, và bạn không có bất kì triệu chứng nào như chảy máu âm đạo hay đau bụng, thì tỉ lệ bạn bị sẩy thai sẽ giảm nhanh chóng và tiếp tục giảm hằng tuần.

Yếu tố làm tăng nguy cơ sẩy thai.

Mặc dù bất kì phụ nữ nào cũng có nguy cơ sẩy thai, một số có nguy cơ cao hơn. Sau đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ sẩy thai:

Tuổi tác:  những phụ nữ có tuổi cao có tỉ lệ mang thai với bộ nhiêm sắc thể bất thường và vì thế tỉ lệ sẩy thai cũng cao hơn. Trên thực tế, phụ nữ trên 40 tuổi có nguy cơ sẩy thai cao gấp 2 lần so với phụ nữ 20 tuổi. Sinh càng nhiều con, nguy cơ cao sẩy thai càng cao.

Tiền sử sẩy thai: phụ nữ có trên 2 lần sẩy thai liên tiếp dễ sẩy thai hơn.

Rối loạn hoặc bệnh về nhiễm sắc thể: bệnh tiểu đường được kiểm soát kém và các rối loạn đông máu di truyền, bệnh miễn dịch (ví dụ như lupus ban đỏ hệ thống), hoặc rối loạn hormon (như hội chứng buồng trứng đa nang) là những bệnh làm tăng nguy cơ sẩy thai.

Các vấn đề về tử cung hoặc cổ tử cung: bất thường bẩm sinh về tử cung, dày dính tử cung mạnh, hoặc cổ tử cung ngắn bất thường hoặc yếu, làm tăng nguy cơ sẩy thai. Mối liên hệ giữa u xơ tử cung (lành tính) và sẩy thai vẫn còn đang gây tranh cãi, tuy nhiên, đa số u xơ không gây sảy thai.

Tiền sử dị tật bẩm sinh và bất thường gen: Nếu vợ chồng bạn, hoặc bất kì thành viên nào trong gia đình có bất thường về gen, hoặc từng có một lần mang thai mà thai nhi được xác định có bất thường gen, hoặc đã có con bị dị tật bẩm sinh, thì bạn có nguy cơ cao bị sẩy thai.

Nhiễm trùng: các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng các phụ nữ mang thai có nguy cơ sẩy thai cao hơn nếu bị nhiễm, listeria, quai bị, rubella, sởi, cytomegalovirus, parvovirus, lậu, HIV và những nhiễm khuẩn thông thường khác.

Hút thuốc, uống rượu và ma túy : hút thuốc, uống rượu, sử dụng thuốc như cocaine và thuốc gây trạng thái kích thích ảo giác trong suốt quá trình mang thai đều làm tăng nguy cơ sẩy thai. Các nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa việc uống nhiều caffeine và tăng nguy cơ sảy thai.

Thuốc: một số loại thuốc làm tăng nguy cơ sảy thai, việc cho bác sĩ biết về các loại thuốc bạn đang dùng, ngay cả khi bạn đang chuẩn bị mang thai, là rất quan trọng. Những loại thuốc này có cả thuốc theo đơn và thuốc không bán theo đơn, bao gồm thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen và aspirin.

Các chất độc trong môi trường: chì, asen, một số chất hóa học, như formaldehyde, benzen và ethylene oxide , và phóng xạ liều cao, khí gây mê đều làm tăng nguy cơ sảy thai.

Các yếu tố nguy cơ từ người cha: hạn chế về hiểu biết về tiển sử bệnh tật của bố có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, mặc dù nguy cơ tăng theo khi tuổi bố tăng lên. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiến hành các nghiên cứu để tìm xem trong phạm vi nào mà các tinh trùng có thể bị tổn thương bởi các chất độc trong môi trường nhưng vẫn thụ tinh được. Một số nghiên cứu cho thấy rằng nếu bố tiếp xúc với thủy ngân, chì, các hóa chất công nghiệp và thuốc trừ sâu cũng làm tăng nguy cơ sẩy thai.

Béo phì: một số nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa béo phì và sẩy thai.

Các thủ thuật dùng trong chẩn đoán: chọc ối và xét nghiệm lông nhung màng đệm, những thủ thuật để chẩn đoán bất thường trong gen, có làm tăng một phần nguy cơ sẩy thai.

Nguy cơ sẩy thai cũng tăng nếu bạn mang thai sau mới sinh chỉ 3 tháng.

Mời các bạn tiếp tục theo dõi bài viết Sẩy thai: dấu hiệu, nguyên nhân và phương hướng điều trị - phần 2 trong những ngày tới.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sử dụng kháng sinh khi mang thai: những lưu ý cần thiết

CTV Mai Mai - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Babycentre
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm