Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sức khỏe âm đạo ở mọi độ tuổi - Phần 1

Khi bạn lớn tuổi hơn, cơ thể của bạn sẽ trải qua rất nhiều sự thay đổi, bao gồm thay đổi cả về âm đạo.

Sức khỏe âm đạo ở mọi độ tuổi - Phần 1

Âm đạo (vagina) là phần mô cơ và ống của cơ quan sinh dục nữ, đối với con người kéo dài từ âm hộ đến cổ tử cung. Âm đạo của bạn được bao bọc bởi bộ đôi nếp gấp da được gọi là môi lớn và môi bé. Gần cửa âm đạo có thể được bao phủ một phần bởi một màng được gọi là màng trinh. Tận cùng bên trong là cổ tử cung nối vào âm đạo. Âm đạo cho phép con người quan hệ tình dụcsinh sản, để kinh nguyệt chảy ra định kỳ theo chu kỳ kinh nguyệt. Trong suốt cả cuộc đời của mình, đôi khi bạn sẽ nhận thấy âm đạo có những thay đổi về diện mạo bên ngoài và những cảm giác bên trong. Để giữ âm đạo khỏe mạnh, việc đầu tiên bạn cần làm đó là hiểu được chuyện gì đã xảy ra với âm đạo.

Sức khỏe âm đạo ở độ tuổi 20

Những năm 20 tuổi là những năm mà âm đạo khỏe mạnh nhất, chủ yếu là do lượng hormone sinh dục estrogen, progesterone và testosterone đạt đỉnh. Estrogen là hormone sẽ chịu trách nhiệm giữ cho âm đạo luôn ẩm ướt, đàn hồi và có môi trường axit nhẹ.

Ham muốn tình dục của bạn có thể sẽ xuất hiện nhiều nhất khi ở những năm 20 tuổi. Nếu bạn thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn ở độ tuổi này, bạn có thể sẽ bị viêm đường tiết niệu do vi khuẩn di chuyển từ âm đạo vào niệu đạo. Để hạn chế tối đa nguy cơ bị viêm đường tiết niệu, bạn nên đi tiểu càng sớm càng tốt sau khi quan hệ tình dục để “ép” vi khuẩn ra khỏi âm đạo của bạn.

Âm đạo của bạn cũng có cơ chế tự làm sạch bằng cách tự sản xuất ra một loại dịch màu trắng hoặc trong suốt. Sự thay đổi hormone trong suốt chu kỳ kinh nguyệt sẽ ảnh hưởng đến lượng dịch mà  âm đạo sản xuất ra. Trừ khi bạn có các triệu chứng như đau khi quan hệ tình dục, ngứa, dịch âm đạo có mùi hoặc nóng rát ở âm đạo, còn nếu không, âm đạo của bạn không cần phải có sự chăm sóc đặc biệt nào ở độ tuổi 20, ngoài việc rửa sạch hàng ngày với xà phòng loại nhẹ và nước.

Sức khỏe âm đạo ở tuổi 30

Trong những năm bạn 30 tuổi, môi âm hộ trong có thể sẽ có màu tối hơn do sự thay đổi hormone. Nếu bạn mang thai, dịch âm đạo có thể sẽ tiết ra nhiều hơn và có màu trắng sữa. Dịch âm đạo có thể sẽ có mùi nhẹ, dịch bất thường có màu xanh vàng hoặc có mùi khó ngửi hay mùi tanh.

Sau khi sinh, âm đạo của bạn có thể mất đi một phần khả năng đàn hồi và sẽ bị kéo dãn hơn bình thường. Theo thời gian, đa số các trường hợp âm đạo sẽ trở về kích thước bình thường như trước khi sinh. Các bài tập Kegel có thể sẽ giúp bạn làm khỏe cơ vùng chậu và giữ được sự đàn hồi của âm đạo.

Các thuốc tránh thai đường uống có thể khiến âm đạo của bạn thay đổi, ví dụ như khiến bạn tăng tiết dịch âm đạo, gây khô âm đạo hoặc khiến ra máu âm đạo. Những triệu chứng này thường sẽ tự biến mất. Nếu những triệu chứng này kéo dài, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ. Bạn có thể sẽ cần phải thử một vài biện pháp tránh thai đường uống khác nhau để tìm ra biện pháp phù hợp nhất cho mình.

 
Sức khỏe âm đạo ở độ tuổi 40

Nhờ có giai đoạn mãn kinh, âm đạo của bạn sẽ trải qua một sự thay đổi rất lớn khi bạn ở độ tuổi 40. Lúc này, lượng estrogen trong cơ thể bạn sẽ giảm xuống, niêm mạc âm đạo sẽ trở nên mỏng và khô hơn. Tình trạng này được gọi là teo âm đạo và có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Nóng rát âm đạo
  • Đỏ âm đạo
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Ngứa âm đạo
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Đường âm đạo bị co ngắn
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Thường xuyên quan hệ tình dục sẽ giúp bạn làm chậm quá trình teo âm đạo bằng cách tăng cường lượng máu tới âm đạo và giữ được độ đàn hồi của âm đạo. Các loại sản phẩm dưỡng ẩm âm đạo không cần kê đơn hoặc kem estrogen bôi âm đạo có thể sẽ giúp bạn chống lại được tình trạng khô âm đạo. Estrogen âm đạo có thể có dưới dạng viên nén hoặc vòng âm đạo có thể thay thế được. Nếu bạn thích sử dụng các giải pháp tự nhiên, bạn có thể sử dụng dầu ôliu và dầu dừa để giữ âm đạo của bạn luôn ẩm ướt. Trong những năm 40 tuổi, lông mu của bạn cũng sẽ mỏng hoặc đổi màu bạc.

(...) còn tiếp.

Mời các bạn đón đọc bài viết "Sức khỏe âm đạo ở mọi độ tuổi - Phần 2" tại vienyhocungdung.vn

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thay đổi ở cơ quan sinh dục nữ sau sinh em bé

Bình luận
Tin mới
  • 30/10/2024

    Làm thế nào để giữ cho gan của bạn khỏe mạnh?

    Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.

  • 29/10/2024

    Giảm cortisol bằng loại thức uống quen thuộc

    Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.

  • 29/10/2024

    Có bao nhiêu calo trong quả bơ?

    Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 29/10/2024

    Chuyên gia cảnh báo: tác động nghiêm trọng đến sức khỏe do biến đổi khí hậu đối với phụ nữ mang thai, trẻ em và người già

    Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.

  • 29/10/2024

    Chăm sóc giảm nhẹ rất cần thiết cho người cao tuổi

    Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.

  • 28/10/2024

    Dấu hiệu khi ngủ cảnh báo nguy cơ đột quỵ

    Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

  • 28/10/2024

    Áp dụng quy tắc 3-2-1 để ngủ ngon

    Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.

  • 28/10/2024

    Cách chống say tàu xe hiệu quả

    Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.

Xem thêm