Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khí hư (dịch nhày âm đạo): khi nào là bất thường?

Dịch nhày âm đạo hay còn gọi là khí hư không chỉ báo hiệu cho chị em giai đoạn rụng trứng mà nó còn có thể chỉ ra nhiều bệnh lí khác.

Khí hư (dịch nhày âm đạo): khi nào là bất thường?

Khí hư (dịch nhày âm đạo) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chức năng của hệ thống sinh sản nữ. Đây là dịch do các tuyến bên trong âm đạo và cổ tử cung tiết ra, giúp tống các tế bào chết và vi khuẩn ra ngoài, giữ cho âm đạo sạch sẽ và phòng ngừa nhiễm khuẩn.

Vì vậy, việc âm đạo tiết khí hư là hoàn toàn bình thường. Số lượng, mùi và màu sắc có thể thay đổi đôi chút tùy thuộc vào chu kì kinh nguyệt của bạn. Ví dụ, khí hư có thể nhiều hơn nếu bạn đang thời điểm rụng trứng, cho con bú hoặc khi có kích thích tình dục. Mùi của nó cũng có thể thay đổi khi bạn mang thai hoặc khi bạn không thường xuyên vệ sinh cá nhân.

Những thay đổi này có thể không phải là dấu hiệu cảnh báo. Tuy nhiên nếu như mùi, màu sắc và độ quánh dính của dịch âm đạo thay đổi bất thường, đặc biệt là kèm theo ngứa hoặc cảm giác bỏng rát ở âm đạo, bạn có thể bị nhiễm trùng hoặc một số bệnh lí khác.

Nguyên nhân

Bất kì sự mất cân bằng nào của hệ vi khuẩn trong âm đạo có thể ảnh hưởng đến mùi, màu sắc và độ đặc của khí hư. Dưới đây là một vài yếu tố thường gặp có thể ảnh hưởng đến khí hư:

  • Tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo: viêm âm đạo do vi khuẩn (thường gặp ở phụ nữ mang thai hoặc những người có nhiều bạn tình), viêm âm đạo do nấm, nhiễm Trichomonas, Chlamydia hoặc lậu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác
  • Đang sử dụng một số loại thuốc, nhất là thuốc tránh thai, hoặc đang sử dụng kháng sinh hoặc corticoid
  • Ung thư cổ tử cung
  • Tiểu đường
  • Thụt rửa âm đạo nhiều hoặc không đúng cách
  • Viêm vùng chậu sau phẫu thuật
  • Thiểu dưỡng âm đạo: thành âm đạo mỏng và khô trong thời kì mãn kinh

Dưới đây là những đặc điểm và ý nghĩa của các loại khí hư cũng như những nguyên nhân có thể gây ra nó:

Loại khí hư

Ý nghĩa

Triệu chứng đi kèm

Màu máu hoặc màu nâu

Kinh nguyệt không đều hoặc hiếm gặp hơn là ung thư cổ tư cung hoặc ung thư nội mạc tử cung

Ra máu âm đạo bất thường, đau vùng chậu

Màu vàng hoặc có vẩn đục

Lậu

Ra máu giữa kì kinh, tiểu tiện không tự chủ, đau vùng chậu

Có bọt, màu vàng hoặc xanh lục và có mùi khó chịu

Trichomonas

Đau và ngứa khi đi tiểu

Hồng

Bong niêm mạc tử cung sau sinh (sản dịch)

 

Trắng, có vẩn như bột

Nhiễm nấm

Sưng và đau âm hộ; ngứa, đau khi giao hợp

Trắng, xám, xanh hoặc vàng và có mùi cá ươn

Viêm âm đạo do vi khuẩn

Ngứa hoặc cảm giác bỏng rát; đỏ và sưng âm đạo hoặc âm hộ

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ hỏi các thuốc bạn đã sử dụng và các triệu chứng mà bạn đang gặp phải, với các câu hỏi như:

  • Khí hư bất thường bắt đầu xuất hiện từ khi nào?
  • Màu sắc của khí hư ra sao?
  • Khí hư có mùi gì không?
  • Bạn có thấy ngứa, đau hoặc cảm giác bỏng rát bên trong hoặc xung quanh âm đạo không? Sau khi quan hệ tình dục bạn có thấy đau không?
  • Bạn có một hay nhiều bạn tình?
  • Bạn có thụt rửa âm đạo không?

Bác sĩ có thể lấy mẫu khí hư hoặc làm PAP test để tìm các tế bào cổ tử cung của bạn.

Điều trị

Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ như, nhiễm nấm thường được điều trị bằng các thuốc chống nấm được đưa vào trong âm đạo dưới dạng kem bôi hoặc dạng gel. Kháng sinh đường uống hoặc bôi tại chỗ được dùng trong các trường hợp viêm âm đạo do vi khuẩn. Trichomonas sẽ được điều trị bằng thuốc metronidazol (Flagyl) hoặc tinidazol (Tindamax).

Phòng bệnh

Dưới đây là những mẹo giúp bạn phòng ngừa viêm âm đạo gây ra khí hư bất thường:

  • Giữ âm đạo sạch sẽ bằng cách vệ sinh thường xuyên, nhẹ nhàng với xà phòng và nước ấm.
  • Không bao giờ sử dụng các loại xà phòng thơm hoặc thụt rửa âm đạo. Tránh xịt các dung dịch có mùi thơm vào trong âm đạo.
  • Sau khi tắm, lau khô từ trước ra sau để phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo gây nhiễm trùng.
  • Mặc đồ lót có chất liệu 100% cotton và tránh mặc quá chật.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sức khỏe âm đạo ở mọi độ tuổi - Phần 1Sức khỏe âm đạo ở mọi độ tuổi - Phần 2

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Webmd
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm