Cơn nín thở là gì?
Cơn nín thở ở trẻ là tình trạng ngừng thở không tự nguyện mà trẻ không thể kiểm soát được. Tình trạng này có thể gặp ở trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Cơn nín thở thường kéo dài không tới 1 phút và không gây hại, trẻ có thể tự hết tình trạng này khi trẻ lớn lên mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số trẻ có thể bị cơn nín thở nghiêm trọng và khiến trẻ bị ngất đi.
Đọc thêm tại bài viết: Hội chứng ngưng thở ở trẻ sinh non
Nguyên nhân
Trẻ có thể bị cơn nín thở khi phản ứng với:
Cơn nín thở sẽ thường gặp hơn ở những trẻ mắc các tình trạng sau:
Triệu chứng
Cơn nín thở thường xảy ra nhất khi trẻ đột ngột buồn bã hoặc bị bất ngờ một cách đột ngột. Trẻ thở hổn hển, thở ra và sau đó ngừng thở. Điều này là do hệ thần kinh của trẻ làm chậm nhịp tim hoặc nhịp thở trong một khoảng thời gian ngắn, thường là khoảng dưới 1 phút.
Các cơn nín thở ở trẻ không được coi là hành động chủ ý, mặc dù chúng thường xảy ra khi trẻ cáu gắt. Các triệu chứng của cơn nín thở có thể bao gồm:
Trẻ có thể hít thở bình thường trở lại sau một thời gian rất ngắn. Màu sắc da của trẻ cũng sẽ cải thiện sau hơi thở đầu tiên. Tình trạng này có thể xảy ra với trẻ nhiều lần mỗi ngày hoặc chỉ trong những trường hợp hiếm hoi.
Đọc thêm tại bài viết: Những điều cần biết về nhịp thở ở trẻ sơ sinh
Chẩn đoán
Khi bạn đưa trẻ tới gặp bác sĩ, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe và hỏi về tiền sử bệnh lý và các triệu chứng của con bạn khi trẻ gặp cơn nín thở. Bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng thiếu sắt của trẻ.
Các xét nghiệm khác có thể được thực hiện bao gồm:
Điều trị
Thông thường cơn nín thở không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu trẻ được chẩn đoán thiếu sắt, cha mẹ có thể cho trẻ uống bổ sung sắt (loại nhỏ giọt hoặc viên nang,…) nếu trẻ bị thiếu sắt.
Cơn nín thở có thể là trải nghiệm đáng sợ đối với cha mẹ. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng nếu con chẳng may gặp cơn nín thở. Nếu con bạn được chẩn đoán mắc chứng nín thở, hãy thực hiện các cách sau:
Tiên lượng
Hầu hết trẻ em sẽ tự hết những cơn nín thở khi được 4 đến 8 tuổi. Đối với những trẻ lên cơn động kinh trong cơn nín thở không có nguy cơ bị động kinh cao hơn.
Khi nào cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ?
Cha mẹ có thể đưa trẻ tới gặp bác sĩ nếu:
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.