Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thở ngắn, khó thở - nguyên nhân và cách để phòng?

Thở ngắn là một trong những cảm giác có thể khiến hoảng sợ, gặp nhiều trong các tình trạng bệnh lý ở phổi. Trong bệnh COVID-19, thở ngắn kèm với khó thở là một trong những triệu chứng có thể gặp phải, khá phổ biến. Vậy tình trạng này thực sự là như thế nào? Có cách nào có thể dự phòng được hay không?

Nguyên nhân gây ra tình trạng thở ngắn

Thở ngắn – hay khó thở thường được mô tả là cảm giác căng tức ở ngực, “đói không khí”, khó khăn trong việc thở hoặc có cảm giác nghẹt thở. Điều này gây ra cảm giác khó chịu, đôi khi là hoảng sợ khi không thể hít đủ không khí. Tình trạng thở ngắn xuất hiện kèm theo các biểu hiện được mô tả như thở nhanh, hơi thở nông, thở gấp gáp và có cảm giác như có vật gì đó đè chặt lên phổi. Đôi khi, việc tập thể dục với cường độ quá cao (vận động mạnh), ở trong môi trường có nhiệt độ khắc nghiệt (không khí quá ngột ngạt), tình trạng béo phì hay việc đang ở một nơi có độ cao lớn so với mặt đất (không khí loãng) cũng có thể xuất hiện tình trạng này. Nhìn chung, khi cơ thể thiếu oxy và chúng ta không hít đủ, dấu hiệu “đói không khí” sẽ xuất hiện và gây khó thở.

Bên cạnh những ví dụ điển hình ở một người bình thường, khó thở có thể là dấu hiệu dưới góc độ một vấn đề sức khỏe y tế. Nếu gặp phải tình trạng khó thở không rõ nguyên nhân, đặc biệt là xảy ra đột ngột và mức độ nghiêm trọng, điều này rất có thể báo hiệu một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và cần được khám để xác định và có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt.

Các trường hợp thở ngắn liên quan đến vấn đề sức khỏe

Hầu hết các trường thởi ngắn hay khó thở là do các bệnh lý về tim hoặc phổi. Tim và phổi tham gia vào việc vận chuyển oxy đến các mô cơ quan và loại bỏ carbon dioxide, và các vấn đề gặp phải với một trong hai quá trình này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình hô hấp.

Khó thở xảy ra đột ngột (tình trạng cấp tính) có một số nguyên nhân gây ra bao gồm:

  • Sốc phản vệ (một phản ứng dị ứng nghiêm trọng của toàn bộ cơ thể)

  • Bệnh hen suyễn

  • Ngộ độc carbon monoxide

  • Chèn ép tim (chất lỏng dư thừa xung quanh tim)

  • Đợt cấp COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) – khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn

  • COVID-19

  • Rối loạn nhịp tim (các vấn đề về nhịp tim)

  • Suy tim

  • Viêm phổi (và các bệnh nhiễm trùng phổi khác)

  • Tràn khí màng phổi (xẹp phổi)

  • Thuyên tắc phổi (cục máu đông trong động mạch phổi)

  • Mất máu đột ngột làm giảm thể tích máu cơ thể

  • Tắc nghẽn đường thở trên (tắc nghẽn đường thở)

Trong trường hợp khó thở kéo dài nhiều tuần hoặc lâu hơn (được gọi là mạn tính), tình trạng thở ngắn hay khó thở thường là do:

  • Bệnh hen suyễn

  • Đợt cấp COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính)

  • Rối loạn chức năng tim mạch

  • Bệnh viêm phổi kẽ

  • Tràn dịch màng phổi (tích tụ chất lỏng xung quanh phổi)

Một số tình trạng sức khỏe khác cũng có thể gây ra tình trạng không hít đủ không khí, bao gồm các:

Các vấn đề về phổi

  • Hội chứng Croup (đặc biệt ở trẻ nhỏ) – tình trạng viêm cấp tính đường hô hấp trên và dưới thường do virus á cúm type1

  • Ung thư phổi

  • Viêm màng phổi

  • Phù phổi (dư thừa chất lỏng trong phổi)

  • Xơ phổi (phổi có sẹo và bị tổn thương)

  • Tăng huyết áp động mạch phổi

  • Sarcoidosis (tình trạng tập hợp các tế bào viêm trong cơ thể)

  • Bệnh lao

Các vấn vấn đề về tim

  • Bệnh cơ tim (vấn đề với cơ tim)

  • Suy tim

  • Viêm màng ngoài tim (viêm mô xung quanh tim)

Các vấn đề khác

  • Tình trạng thiếu máu

  • Rối loạn cảm xúc lo âu

  • Gãy xương sườn

  • Nghẹt thở trong sơ cứu

  • Viêm nắp thanh quản (sưng "nắp" của khí quản)

  • Dị vật hít phải bít tắc đường thở

  • Hội chứng Guillain Barre

  • Kyphoscoliosis (một biến dạng thành ngực)

  • Bệnh nhược cơ

Khi nào cần đi khám?

Nếu gặp phải tình trạng thở ngắn, khó thở nghiêm trọng xảy ra đột ngột và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của cơ thể, hãy tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Đặc biệt, nếu tình trạng này đi kèm với các dấu hiệu như đau tức ngực, ngất xỉu, buồn nôn, da niêm mạc tái xanh hoặc thay đổi ý thức như giảm tỉnh táo… thì cần được cấp cứu khẩn cấp. Đây có thể là dấu hiệu của cơn đau tim hoặc tình trạng tắc nghẽn phổi.

Một số dấu hiệu có thể đi kèm trong tình trạng thở ngắn, khó thở như:

  • Sưng ở bàn chân và mắt cá chân

  • Khó thở khi nằm ngửa

  • Sốt cao, ớn lạnh và ho

  • Thở khò khè

  • Tình trạng khó thở nặng lên và kéo theo các dấu hiệu khác nặng lên, không suy giảm

Dự phòng tình trạng này như thế nào?

Có nhiều biện pháp để dự phòng cũng như hạn chế mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Điều cơ bản là cần có một lối sống lành mạnh, sinh hoạt điều độ và tránh các tác nhân có thể gây ra. Các chuyên gia y tế đưa ra lời khuyên như sau:

  • Ngừng hút thuốc. Bỏ hút thuốc, hoặc không hút thuốc nếu chưa từng hút. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của COPD. Việc bỏ thuốc lá có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng, cũng như hồi phục cho cơ thể.

  • Tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm. Càng nhiều càng tốt, tránh các chất gây dị ứng hô hấp và độc tố môi trường, chẳng hạn như khói hóa học hoặc khói thuốc thụ động…

  • Tránh các thái cực về nhiệt độ. Hoạt động trong điều kiện khí hậu rất nóng và ẩm hoặc rất lạnh có thể khuếch đại tình trạng khó thở do các bệnh phổi mạn tính gây ra.

  • Lên kế hoạch cụ thể cho bản thân nếu đang gặp phải các vấn đề về hô hấp. Nếu bản thân đang gặp phải một sức khỏe có thể gây khó thở, hãy nói điều này với các chuyên gia y tế để được tư vấn phải làm gì nếu các triệu chứng có dấu hiệu trở nên tồi tệ hơn.

  • Hãy ghi nhớ các điều kiện có thể gây ra tình trạng khó thở như độ cao, khí hậu,... khi đi du lịch, đồng thời điều chỉnh bản thân và tránh gắng sức.

  •  Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục có thể giúp cải thiện thể lực và sức bền của cơ thể. Tập thể dục - cùng với giảm cân nếu thừa cân - có thể giúp giảm tình trạng khó thở do cơ thể được vận động và rèn luyện.

  • Uống thuốc. Nếu đang gặp phải các vấn đề sức khỏe cần phải sử dụng thuốc để điều trị, hãy cố gắng duy trì sử dụng thuốc đều đặn, đúng hướng dẫn của chuyên gia y tế để có thể kiểm soát tình trạng tốt và đạt hiệu quả cao.

  • Thường xuyên kiểm tra các thiết bị hỗ trợ của bản thân. Nếu bản thân cần các thiết bị hỗ trợ như oxy bổ sung, hãy chắc chắn rằng các thiết bị này hoạt động đúng cách, an toàn và đảm bảo.

Lời kết

Có nhiều vấn đề có thể dẫn đến tình trạng thở ngắn hay khó thở. Tình trạng này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, và nếu không được phát hiện hay điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng lâu dài và kéo theo những hậu quả khó lường. Do vậy, nếu gặp phải các dấu hiệu này, hãy liên hệ ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

Tham khảo thêm thông tin tại: Nguyên nhân gây khó thở khi mang thai.

BS. Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Mayoclinic)
Bình luận
Tin mới
  • 14/11/2024

    Nên ăn gì khi bị cảm lạnh?

    Khi nhiệt độ thời tiết giảm dần cũng là lúc cơ thể dễ mắc cảm lạnh. Vậy ngoài uống thuốc, cần ăn gì để cải thiện tình trạng này?

  • 14/11/2024

    Thời điểm tốt nhất để ăn tối

    Thời điểm chúng ta ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Nghiên cứu cho thấy, ăn đúng thời điểm sẽ có lợi cho sức khỏe và cải thiện quá trình trao đổi chất.

  • 14/11/2024

    Hiểu đúng về bổ sung vitamin K2 và D3 cho trẻ nhỏ

    Vitamin D3 và K2 là hai loại vitamin quan trọng, thường được nhắc đến cùng nhau trong việc hỗ trợ sức khỏe xương, đặc biệt ở trẻ em. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xoay quanh bộ đôi vi chất này.

  • 14/11/2024

    Cơn nín thở ở trẻ có nguy hiểm không?

    Một số trẻ em gặp phải các cơn nín thở và khiến phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ lo lắng. Vậy cơn nín thở là gì, nó có nguy hiểm không và làm thế nào khi con bạn gặp phải cơn nín thở. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

  • 14/11/2024

    Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

    Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?

  • 13/11/2024

    Giải mã những thắc mắc, hiểu lầm về vitamin D3 và vitamin K2

    Vitamin D3 và vitamin K2 được coi là cặp đôi kết vitamin có tác dụng hiệp đồng tốt nhất trong số các cặp đôi vitamin. Vitamin D3 và vitamin K2 cùng nhau giúp vận chuyển canxi tới đúng vị trí trong cơ thể, từ đó hỗ trợ sức khỏe xương và sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên gần đây xuất hiện những hiểu lầm về bộ đôi vitamin này, vậy như thế nào là hiểu đúng? Hãy cùng tìm hiểu trong bộ infographic này.

  • 13/11/2024

    Ngày Đái tháo đường Thế giới: Chung tay phòng chống bệnh tiểu đường

    Hàng năm, Ngày Đái tháo đường Thế giới được tổ chức vào ngày 14/11, là dịp để chúng ta cùng nhau nâng cao nhận thức về căn bệnh mạn tính này.

  • 13/11/2024

    Sự gia tăng ung thư đại tràng ở người trẻ tuổi

    Trong suốt 30 năm qua, tỷ lệ ung thư đại tràng nói chung tại Mỹ đã giảm đều đặn. Tuy nhiên, một xu hướng đáng lo ngại đã xuất hiện là tỷ lệ ung thư đại tràng ở người trưởng thành trẻ tuổi đã tăng mạnh trong cùng khoảng thời gian này mà không có nguyên nhân rõ rang.

Xem thêm