Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Coi chừng sốt xuất huyết trong mùa COVID!

Mùa mưa đã đến cũng là lúc dịch sốt xuất huyết tăng cao. Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lan rộng thì các triệu chứng của sốt xuất huyết cần hết sức lưu ý vì có một số biểu hiện ban đầu giống với nhiễm COVID-19, có thể gây nhầm lẫn.

Triệu chứng của sốt xuất huyết

Triệu chứng của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày, kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, đau bụng vùng gan, buồn nôn... Nặng hơn có thể xuất huyết chảy máu dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Ở nữ giới có thể có hiện tượng rong kinh, rong huyết, nặng hơn có biểu hiện xuất huyết nội tạng như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông máu... Khi có một trong những biểu hiện trên, người dân nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị, tuyệt đối không được tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà.

Sốt xuất huyết lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi Aedes bị nhiễm bệnh.

Đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày, tuy nhiên khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích huyết tương, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây tử vong. Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lan rộng thì các triệu chứng của sốt xuất huyết cần hết sức lưu ý vì có một số triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với COVID-19 như: sốt, đau mỏi cơ. Do đó người dân cần hết sức chú ý và các nhân viên y tế cần khai thác yếu tố dịch tễ rất cẩn thận và kỹ càng, tránh bỏ sót hoặc nhầm lẫn, gây ra các hậu quả đáng tiếc.

Phân biệt sốt xuất huyết với nhiễm COVID-19

Bệnh sốt xuất huyết

COVID-19

Nguồn lây

Do 1 trong 4 chủng vi rút dengue gây ra, chủ yếu lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi loài Aedes bị nhiễm bệnh.

Do vi rút SARS-CoV-2 gây ra, chủ yếu lây truyền từ người sang người qua các giọt bắn đường hô hấp lây lan khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, tiếp xúc gần...

Thời gian ủ bệnh

3 - 10 ngày, thường là 5 - 7 ngày.

Kéo dài đến 14 ngày, với thời gian trung bình là 4-5 ngày kể từ khi tiếp xúc với các triệu chứng khởi phát.

Dấu hiệu và triệu chứng

Thể nhẹ đến trung bình

Sốt cao

Nhức đầu kèm theo đau sau hốc mắt

Đau cơ

Buồn nôn

Nôn mửa

Phát ban

Giảm tiểu cầu nhẹ

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng: đau bụng hoặc nôn nhiều, có biểu hiện ứ dịch, xuất huyết niêm mạc như: chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da; hôn mê, bồn chồn, gan to, tiểu cầu giảm nhẹ.

Thể nhẹ đến trung bình

Sốt hoặc ớn lạnh

Ho

Thở gấp hoặc khó thở

Mệt mỏi

Đau nhức cơ khu trú hoặc toàn cơ thể

Đau đầu

Mất vị giác hoặc khứu giác

Viêm họng

Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi

Buồn nôn hoặc nôn mửa

Tiêu chảy


Thể nặng

Thoát huyết tương gây sốc

Ứ dịch với tình trạng suy hô hấp

Xuất huyết nội tạng (đi cầu ra máu) kèm theo giảm tiểu cầu

Suy tạng nghiêm trọng như bệnh gan với tăng transaminase, hoặc viêm màng não với suy giảm ý thức

Suy tim





Khó thở

Thiếu oxy

Suy hô hấp

Sốc

Rối loạn chức năng hệ thống đa cơ quan

Trong số những bệnh nhân phát triển chuyển biến nặng, thời gian khó thở trung bình dao động từ 5 đến 8 ngày, thời gian trung bình dẫn đến hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) dao động từ 8 đến 12 ngày, và thời gian trung bình để nhập viện ICU (đơn vị hồi sức tích cực) dao động từ 10 đến 12 ngày. .

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh sốt xuất huyết nặng bao gồm:

Tuổi (đặc biệt ở trẻ nhỏ)

Nhiễm sốt xuất huyết lần 2

Ở vùng dịch sốt xuất huyết

Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tiểu đường, hen suyễn hoặc bệnh tim



‎Các yếu tố nguy cơ gây bệnh nặng với COVID-19 bao gồm:

Người lớn hơn 65 tuổi

Mắc bệnh nền: tim mạch, tiểu đường, bệnh hô hấp mãn tính, tăng huyết áp, đột quỵ, bệnh gan, béo phì, bệnh phổi mạn tính, bệnh thận mạn tính đang chạy thận hoặc suy giảm miễn dịch (ví dụ: HIV, đang điều trị ung thư, sử dụng corticosteroid, hút thuốc)


‎Dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát cũng là lúc sốt xuất huyết xuất hiện. Chính vì vậy, chúng ta cần bình tĩnh để vượt qua mùa dịch bằng cách bảo vệ sức khỏe từ bên ngoài: Thực hiện tốt 5K, tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin; tập thể dục thường xuyên, dinh dưỡng đủ chất, hợp lý nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, cần tỉnh táo khi các thành viên trong gia đình có người ho, sốt cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn, không tự ý hạ sốt và chữa bệnh tại nhà.

Cần xét nghiệm sàng lọc tránh nhầm lẫn bệnh.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Đã có vắc-xin chống virus sốt xuất huyết.

PGS.TS. Trần Thanh Dương - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm