Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phòng bệnh xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày còn gọi là chảy máu dạ dày là một dạng xuất huyết tiêu hóa trên. Biến chứng này là hậu quả của quá trình xuất hiện các bệnh lý dạ dày kéo dài, không được điều trị đúng.

Tôi bị đau dạ dày đã lâu và đã được điều trị khỏi nhưng thời gian gần đây lại có biểu hiện tái phát như: ăn uống không tiêu, ợ hơi, ợ chua,…Nghe nói nếu tái phát dễ bị xuất huyết dạ dày khiến tôi rất lo lắng. Xin bác sĩ cho biết biểu hiện và cách phòng. -  Trần Thu Hoài (Quảng Nam)

Xuất huyết dạ dày còn gọi là chảy máu dạ dày là một dạng xuất huyết tiêu hóa trên. Biến chứng này là hậu quả của quá trình xuất hiện các bệnh lý dạ dày kéo dài, không được điều trị đúng, gây chảy máu niêm mạc dạ dày dẫn đến nôn ra máu, đại tiện phân đen, sệt, hôi, trường hợp nặng đi cầu phân màu đỏ do có lẫn máu. Kèm theo đó là triệu chứng toát mồ hôi, choáng váng, chóng mặt, đau hay nóng rát vùng bụng trên rốn.

Khi gặp những trường hợp có biểu hiện như trên, bệnh nhân cần phải nhập viện ngay lập tức, không nên tự ý điều trị ở nhà hay ở phòng mạch tư bởi nếu chậm trễ, máu ra nhiều có thể gây tử vong.

Để phòng tránh xuất huyết dạ dày, bệnh nhân cần điều trị đúng chỉ định của bác sĩ. Phòng nhiễm vi khuẩn H.Pylori cần ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi nhất là đối với người có tiền sử viêm dạ dày. Không uống bia rượu, hút thuốc lá, sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc dùng.

Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe. Cần có cuộc sống thoải mái về tinh thần, tránh bị stress, căng thẳng. Hạn chế uống rượu bia. Đối với trường hợp của chị, cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ khám bệnh, làm xét nghiệm, nội soi và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bác sĩ Đinh Minh - Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 16/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng urê huyết tán huyết

    Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.

  • 16/01/2025

    Phân biệt nấm móng và vẩy nến móng tay

    Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.

  • 15/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

  • 14/01/2025

    Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm: Những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe

    Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?

Xem thêm