Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tự làm dung dịch chống muỗi đề phòng sốt xuất huyết

Số ca mắc sốt xuất huyết thương tăng cao vào tháng 11 hàng năm, nếu không được kiểm soát có thể trở thành dịch. Để phòng bệnh sốt xuất huyết, bạn có thể tự làm một số dung dịch đuổi muỗi hiệu quả và an toàn từ những loại tinh dầu có tại nhà.

Tinh dầu - nguyên liệu đuổi muỗi an toàn

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính khi muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus và truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Bệnh thường bùng phát thành dịch vào mùa mưa bão, gây ra triệu chứng sốt cao kéo dài và dấu hiệu xuất huyết.

Hầu hết sản phẩm thuốc xịt muỗi, kem chống muỗi trên thị trường đều chứa DEET. Chất này là thành phần hiệu quả chống côn trùng lâu dài, tuy nhiên có thể gây hại với con người ở nồng độ vượt ngưỡng an toàn. DEET đặc biệt nguy hiểm với hệ hô hấp và thần kinh của trẻ nhỏ.

Nhiều nguyên liệu tự nhiên như giấm, tinh dầu là mùi hương “khắc tinh” của muỗi. Để tự làm dung dịch đuổi muỗi an toàn tại nhà, bạn có thể cân nhắc sử dụng và kết hợp một số loại tinh dầu sau:

Tinh dầu sả

Tinh dầu sả có hiệu quả đuổi muỗi hiệu quả

Tinh dầu cây sả là một trong những nguyên liệu đuổi muỗi hiệu quả, được sử dụng trong nhiều sản phẩm xịt chống muỗi. Nghiên cứu cho rằng, sử dụng nồng độ tinh dầu sả đỏ (còn gọi là sả Java) chính xác có thể đem lại tác dụng chống muỗi tương đương DEET. Hiệu quả của tinh dầu sả đỏ kéo dài tới 2 tiếng.

Ngoài sả đỏ, tinh dầu sả chanh (phần thân có màu xanh) có thể kết hợp với dầu đậu nành để diệt một số loài muỗi vằn Aedes aegypti (truyền bệnh sốt xuất huyết, Zika), Culex quinquefasciatus (truyền bệnh viêm não Nhật Bản), và muỗi Anopheles (truyền bệnh sốt rét).

Tinh dầu quế

Tinh dầu quế không chỉ có khả năng diệt trứng muỗi mà còn xua đuổi muỗi trưởng thành, đặc biệt là muỗi vằn Aedes albopictus.

Tinh dầu cỏ xạ hương (thyme)

Mùi của cỏ xạ hương có thể xua đuổi muỗi khỏi nhà của bạn

Tinh dầu cỏ xạ hương nồng độ 5% có thể thoa trực tiếp lên da để chống muỗi đốt. Ngoài ra, đốt cỏ xạ hương khô cũng giúp xua đuổi muỗi trong khoảng 60 - 90 phút.

Tinh dầu tràm trà (tea tree oil)

Tinh dầu tràm trà khá phổ biến tại các cửa hàng mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp nước ta. Tinh dầu tràm trà có khả năng chống muỗi và nhiều loại côn trùng khác.

Ngoài ra, tinh dầu bạc hà, oải hương, khuynh diệp (bạch đàn) có công hiệu đuổi muỗi rất hiệu quả.

Công thức pha chế dung dịch đuổi muỗi

Nguyên liệu cần có

- 120ml nước đun sôi để nguội

- 120ml nước cây phỉ (witch hazel - có thể mua nhiều ở các hệ thống thương mai điện tử).

- Khoảng 30 - 40 giọt tinh dầu, tùy theo nguyên liệu bạn có tại nhà. Ví dụ: Kết hợp 30 giọt tinh dầu sả đỏ và 10 giọt tinh dầu khuynh diệp. Bạn có thể loại bỏ những loại tinh dầu mà bạn dễ bị dị ứng.

Cách làm

- Trộn đều các dung dịch trên và cho vào bình nhỏ có vòi xịt. Bạn có thể xịt trực tiếp lên da và quần áo để xua đuổi muỗi.

- Bạn có thể thay nước cây phỉ bằng giấm hoặc rượu để có dung dịch đuổi muỗi trong nhà, xịt lên nội thất, góc nhà hay bệ cửa sổ.

Tham khảo thông tin tạ bài viết: "Đuổi" muỗi phòng sốt xuất huyết bằng cây cỏ trong vườn nhà

Quỳnh Trang H+ (Theo Green Matters) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xem thêm