Đã có vắc xin chống virus sốt xuất huyết
Văcxin sốt xuất huyết đầu tiên được thừa nhận trên thế giới
Ngày 9/12, Mexico đã thông qua việc cho phép sử dụng vắc-xin chống lại virus sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới, kèm theo đó là thông báo kết quả được chứng minh an toàn và hiệu quả.
Tuy nhiên, Mexico chưa nêu rõ tên thuốc, chỉ biết rằng loại vắc-xin này đã được thử nghiệm trên 40.000 bệnh nhân ở 15 quốc gia trên thế giới.
Trong một thông báo khác, tập đoàn Sanofi Pasteur của Pháp tiết lộ đây là loại vắc-xin Dengvaxia do hãng phát triển. Sanofi đã đề nghị 20 nước tại châu Á và Mỹ Latinh sử dụng loại vắc-xin này nhưng Mexico là nước đầu tiên bật đèn xanh.
Mexico cho biết vắc-xin chủ yếu dùng cho những người trong độ tuổi từ 9-45 và sẽ được sử dụng ưu tiên ở những nơi phát dịch.
Điều này có nghĩa là vắc-xin chống sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới không được chấp thuận để tiêm trẻ em, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
Ủy ban Tiêm chủng quốc gia Mexico cũng sẽ cân nhắc việc cung cấp vắc-xin này miễn phí trên phạm vi toàn quốc. Năm ngoái, Mexico đã ghi nhận hơn 32.000 trường hợp nhiễm virus sốt xuất huyết, và kinh phí điều trị lên đến 187 triệu USD.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vắc-xin Dengvaxia có thể ngăn chặn tất cả 4 loại virus gây bệnh sốt xuất huyết. Tỷ lệ phòng chống virus sốt xuất huyết của vắc-xin này là 60,8%, đặc biệt hữu ích để ngăn tái phát bệnh.
Tuy tỷ lệ này tương đối thấp so với các loại vắc-xin khác, nhưng Dengvaxia lại phát huy tác dụng gần tối đa trong việc ngăn chặn bệnh diễn biến trầm trọng, lên tới 93,2%.
Sau 20 năm nghiên cứu mới sản xuất thành công vắc-xin sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết lây lan do muỗi vằn nhiễm virus dengue đốt người sau đó truyền bệnh qua vết đốt. Sốt xuất huyết hay bị biến chứng, có thể dẫn tới tử vong. Dấu hiệu nhận biết như sốt cao, nôn mửa, thở gấp, chảy máu chân răng và đau bụng nặng.
Virus này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó mà thôi.
Chính vì thách thức lớn với các nhà khoa học là phát minh ra một loại vắc-xin cho một loại virus có tới 4 chủng khác nhau chỉ trong một cây kim.
Theo nguyên tắc, vắc-xin phải qua các giai đoạn nghiên cứu tiền lâm sàng trên động vật trước khi đem thử nghiệm trên người.
Nghiên cứu trên người gồm 3 giai đoạn: giai đoạn I (tính an toàn); giai đoạn II (tính sinh miễn dịch và tính an toàn) và giai đoạn III (hiệu quả phòng bệnh).
Tập đoàn Sanofi Pasteur đã phải mất 20 năm nghiên cứu và phát triển vắc-xin Dengvaxia với số tiền đầu tư lên tới 1,5 tỷ Euro.
Và cũng trong vòng hơn 20 năm, đã có 23 nghiên cứu vắc-xin sốt xuất huyết ở cả 3 giai đoạn được tiến hành ở hơn 17 quốc gia trên khắp thế giới.
Hiện tập đoàn dược phẩm Takeda của Nhật và Merck của Mỹ cũng đang theo đuổi dự án sản xuất vắc-xin chống sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết đang là vấn đề của toàn cầu
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, có khoảng 400 triệu người mắc sốt xuất huyết mỗi năm và khoảng gần 1% ca nhiễm bệnh bị tử vong.
Kể từ khi được phát hiện vào những năm 50 của thế kỷ trước, sốt xuất huyết liên tục lan rộng ra các quốc gia.
Hiện sốt xuất huyết đang lưu hành ở trên 128 quốc gia thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới như vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ, châu Phi.
Năm nay, dịch sốt xuất huyết đang có dấu hiệu bùng phát tại nhiều nước như Bồ Đào Nha, Pháp, Mỹ và Nhật Bản. Còn Trung Quốc, Malaysia, Campuchia, Đài loan, Ấn Độ, bệnh cũng đang gia tăng sau nhiều năm không có dịch.
Tại Việt Nam, đến nay đã ghi nhận 54.000 ca mắc sốt xuất huyết, ít nhất 34 người tử vong. Dịch vẫn có xu hướng tiếp tục gia tăng. Mỗi năm, có 94.000 người Việt mắc bệnh, trong đó gần 100 bệnh nhân tử vong.
Việt Nam đã có kinh nghiệm trong việc điều trị sốt xuất huyết nên số tử vong trong 5 năm gần đây đã giảm đi rất nhiều so với giai đoạn trước kia.
Và Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có kinh nghiệm, thành công cao trong điều trị sốt xuất huyết. Số ca tử vong năm 2015 thấp hơn rất nhiều so với những năm trước đây.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dấu hiệu nhận biết sớm sốt xuất huyết
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.