Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Có thực sự cần dùng men vi sinh sau khi uống kháng sinh?

Bạn có thể tự hỏi liệu bạn có nên dùng men vi sinh sau khi dùng kháng sinh hay không? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:

Probiotics/men vi sinh là gì?

Có rất nhiều tin đồn xung quanh men vi sinh, hay còn được gọi là probiotic. Tuy nhiên, nhiều người không biết chính xác men vi sinh là gì. Probiotics là một phần của cộng đồng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa của chúng ta. Thường được coi là “vi khuẩn tốt”, probiotic bao gồm vi khuẩn sống và nấm men giúp đường ruột của bạn khỏe mạnh.

Tại sao phải sử dụng men vi sinh/probiotic sau khi sử dụng kháng sinh?

Khi bạn dùng thuốc kháng sinh, chúng sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn “xấu” và “tốt” trong cơ thể bạn, và điều này có thể gây ra một số tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Một số người gặp tác dụng phụ về đường tiêu hóa như đau bụng và tiêu chảy, và phụ nữ có thể bị nhiễm nấm âm đạo.

Trong trường hợp tiêu chảy, thường xảy ra khi dùng kháng sinh, nó được gọi là tiêu chảy liên quan đến kháng sinh (AAD). Các phân tích được công bố trên tạp chí Kháng sinh năm 2017 lưu ý rằng “sử dụng men vi sinh để ngăn ngừa tiêu chảy liên quan đến kháng sinh giúp giảm 51% nguy cơ mắc tiêu chảy do kháng sinh”, đồng thời cho biết thêm rằng đây cũng được coi là một phương pháp an toàn. Dùng men vi sinh cùng với thuốc kháng sinh có thể giúp bổ sung lượng vi khuẩn “tốt” và giúp duy trì sự cân bằng giữa vi khuẩn “tốt” và “xấu” trong cơ thể.

Đọc thêm bài viết: Men vi sinh Probiotics cho bé: An toàn hay không?

Khi nào bạn nên dùng men vi sinh và nên dùng trong bao lâu?

Bạn có thể dùng men vi sinh trước khi dùng kháng sinh hoặc cùng lúc. Cũng có thể tiếp tục dùng men vi sinh vài tuần sau khi sử dụng kháng sinh để cơ thể bạn tiếp tục điều chỉnh. Tất nhiên, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đưa ra kế hoạch tốt nhất cho mình.

Lợi ích cho sức khỏe của men vi sinh/Probiotic

Dù có hay không có kháng sinh, men vi sinh đều có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của bạn. Các loại men vi sinh như kefir và sữa chua có thể giúp cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, tăng cường hệ miễn dịch, giảm dị ứng và viêm nhiễm.

Bạn cũng có thể thay đổi chế độ ăn uống của mình để bổ sung một số loại thực phẩm giàu men vi sinh tự nhiên. Có sữa chua và kefir, nhưng cũng có những nguồn không từ sữa như dưa cải bắp, kim chi, tempeh và miso. Ăn thực phẩm giàu men vi sinh tốt hơn là dùng thực phẩm chức năng bổ sung. Lý do là vì những loại thực phẩm giàu men vi sinh cũng giàu vitamin và dinh dưỡng, đây là một thành phần quan trọng khác đối với sức khỏe tổng thể.

Nghiên cứu về men vi sinh

Không phải tất cả các thực phẩm chức năng bổ sung men vi sinh đều được coi là như nhau. Ví dụ, một số đơn vị tuyên bố rằng chỉ có Lactobacillus mới giúp ngăn ngừa bệnh tật. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng “Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã không phê duyệt bất kỳ loại men vi sinh nào để ngăn ngừa hoặc điều trị bất kỳ vấn đề sức khỏe nào”. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Cell cho thấy rằng các chất bổ sung men vi sinh không phải lúc nào cũng hiệu quả đối với hệ vi sinh đường ruột của bạn. Để đảm bảo rằng bạn đang nhận sử dụng loại tốt nhất, hãy sử dụng probiotic từ một một thương hiệu có uy tín và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Ăn thực phẩm giàu men vi sinh tốt hơn là dùng thực phẩm chức năng bổ sung. Chính vì vậy, việc có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt hơn. Hãy đăng ký khám, tư vấn dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành của Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam) TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939/ 024 3633 5678

Hồng Ngọc - Phòng khám chuyên khoa Dinh dương VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo The Healthy
Bình luận
Tin mới
  • 13/01/2025

    THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025

    Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:

  • 13/01/2025

    6 thực phẩm tốt nhất cho người bệnh viêm phổi

    Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.

  • 13/01/2025

    Các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông và cách phòng tránh

    Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.

  • 12/01/2025

    Bảo vệ và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

    Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.

  • 11/01/2025

    Dị ứng mùa đông: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

    Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé

  • 10/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 10/01/2025

    6 nhóm người nên ăn thịt bò

    Thịt bò là loại thực phẩm phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể và có lợi cho sức khỏe, nhất là với một số nhóm người.

  • 10/01/2025

    Cảm thấy chóng mặt vì cúm? Đây là những điều bạn nên biết

    Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt.

Xem thêm