Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sử dụng thuốc chống đông máu trong thời gian dài

Thuốc chống đông máu để giúp làm loãng máu và ngăn hình thành cục máu đông nếu bạn có nguy cơ bị rung nhĩ. Thuốc chống đông cần phải sử dụng lâu dài, vì vậy loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn

Rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Rung nhĩ là tình trạng, hai ngăn trên của tim hoạt động không đều, dẫn đến máu có thể tụ lại và tạo thành các cục máu đông di chuyển đến các cơ quan và não.

Các bác sĩ sẽ kê thuốc chống đông máu để giúp làm loãng máu và ngăn hình thành cục máu đông nếu bạn có nguy cơ bị rung nhĩ. Thuốc chống đông cần phải sử dụng lâu dài, vì vậy loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là những thông tin bạn cần biết khi sử dụng thuốc chống đông máu trong thời gian dài.

Thuốc chống đông hoạt động như thế nào?

Nếu bạn bị rung nhĩ, thuốc chống đông máu có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ lên đến 60%. Vì rung nhĩ không có nhiều triệu chứng nên một số người cảm thấy họ không cần sử dụng thuốc, đặc biệt nếu cần phải sử dụng thuốc chống đông trong suốt quãng đời còn lại.

Mặc dù thuốc chống đông không giúp thay đổi cảm giác của bạn hàng ngày nhưng loại thuốc này giúp bảo vệ bạn khỏi nguy cơ đột quỵ. Một số chất giúp chống đông máu mà bạn có thể gặp trong quá trình điều trị rung nhĩ, bao gồm:

  • Warfarin: Warfarin có tác dụng làm giảm khả năng tạo ra vitamin K của cơ thể. Nếu không có vitamin K, gan sẽ giảm khả năng tạo ra các protein giúp đông máu.
  • Thuốc chống đông máu đường uống trực tiếp: Loại thuốc này thường được ít sử dụng, tuy nhiên nếu người bệnh gặp phải tình trạng hẹp van hai lá từ trung bình đến nặng hoặc sử dụng van tim nhân tạo. Các bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc này dành cho họ.

Warfarin - What it does & alternative treatments - BHF

Tác dụng phụ của thuốc chống đông

Với một số bệnh nhân mắc các bệnh lý kèm theo, họ có thể không nên sử dụng thuốc chống đông, một số bệnh lý mà trước khi sử dụng bạn cần nhận sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng bao gồm: Huyết áp cao không kiểm soát được, loét dạ dày hoặc các vấn đề khác khiến bạn có nguy cơ bị chảy máu trong, bệnh hemophilia hoặc các bệnh gây chảy máu khác.

Đọc thêm badi viết: Những thực phẩm chăm sóc sức khỏe tim mạch cho gia đình bạn

Thuốc chống đông có thể gây ra các tác dụng phụ và tác dụng phụ tùy thuộc vào loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Các tác dụng phụ phổ biến của thuốc chống đông máu bao gồm:

  • Tăng nguy cơ chảy máu
  • Khó cầm máu ngay cả từ các vết thương nhỏ
  • Viêm da
  • Rụng tóc

Kiểm soát nguy cơ chảy máu

Thuốc chống đông máu làm tăng nguy cơ chảy máu vì vậy để kiểm soát nguy cơ này, hãy cân nhắc thực hiện các thay đổi trong lối sống để giảm nguy cơ từ các hoạt động hàng ngày:

  • Bỏ tất cả các loại bàn chải có lông cứng và chuyển sang loại bàn chải lông mềm
  • Sử dụng chỉ nha khoa có sáp thay vì không có sáp để giảm nguy cơ tổn thương nướu và gây chảy máu
  • Dùng dao cạo râu điện
  • Cẩn thận khi sử dụng vật sắc nhọn như dao, kéo…

Trao đổi với bác sĩ về việc tham gia bất kỳ hoạt động nào có nguy cơ bị ngã hoặc chấn thương ví dụ như tham gia các môn thể thao có sự va cham.

Theo dõi thuốc chống đông máu đang sử dụng

Khi sử dụng thuốc chống đông bạn có thể cần đi khám và xét nghiệm máu thường xuyên. Một số chú ý khi sử dụng thuốc chống đông gồm:

  • Warfarin: Nếu đang sử dụng warfarin trong thời gian dài, bạn cần làm xét nghiệm prothrombin thường xuyên. Xét nghiệm này sẽ đánh giá thời gian máu của bạn sẽ đông lại. Xét nghiệm này sẽ giúp các bác sĩ điều chỉnh liều lượng thuốc tốt nhất dành cho bạn.
  • Thuốc chống đông máu đường uống trực tiếp: thường có tác dụng ngắn hơn và không cần theo dõi thường xuyên. Khi sử dụng thuốc này, bác sĩ sẽ cung cấp thêm hướng dẫn điều trị và bất kỳ thay đổi nào về liều lượng cho bạn.

Đọc thêm bài viết: Dinh dưỡng phục hồi, phòng ngừa những cơn đau tim

Tương tác thuốc

Warfarin có thể tương tác với các loại thuốc khác hoặc các thực phẩm bạn ăn hàng ngày cũng có thể thay đổi tác dụng của thuốc. Theo các bác sĩ, chế độ ăn đối với những người đang sử dụng thuốc chống đông máu cần tương đối ổn định và cân nhắc khi ăn những thực phẩm giàu vitamin K, như cải xoăn (kale), bông cải xanh, cải thụy sĩ, mù tạt, củ cải xanh, mùi tây, cải bó xôi, rau diếp xoăn.

Một số đồ uống bạn cũng cần tránh khi sử dụng wafarin gồm Nước ép bưởi, nước ép lựu, nước ép của quả nam việt quất (cranberry) vì những loại quả này có thể làm tăng tác dụng của thuốc và tăng nguy cơ gây chảy máu. Thay vào đó bạn có thể sử dụng những thực phẩm chứa ít vitamin K, gồm: cà rốt, súp lơ trắng, dưa leo, khoai tây, bí đao, cà chua, ớt.

Thêm vào đó, bạn cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng các loại thảo mộc hoặc thực phẩm bổ sung omega-3.

Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Uống thuốc chống đông máu có thể ngăn ngừa cục máu đông và bảo vệ bạn khỏi đột quỵ. Tuy nhiên, khi sử dụng trong thời gian dài bạn cần chú ý kiểm soát nguy cơ gây chảy máu. Thêm vào đó, điều quan trọng là phải uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Nếu bạn đã bỏ lỡ một liều hoặc nghi ngờ về các tác dụng phụ của thuốc, hãy liên hệ với bác sĩ để nhận được sự tư vấn hữu ích.

Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cùng một lối sống lành mạnh, tích cực luyện tập phù hợp với thể trạng là chìa khóa giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ trong tương lai. Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678 để được khám, tư vấn dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các biện pháp ngừa thai và nguy cơ hình thành cục máu đông 

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 16/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng urê huyết tán huyết

    Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.

  • 16/01/2025

    Phân biệt nấm móng và vẩy nến móng tay

    Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.

  • 15/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

  • 14/01/2025

    Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm: Những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe

    Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?

Xem thêm