Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh cho trẻ

Sử dụng kháng sinh cho trẻ là vấn đề bố mẹ rất quan tâm. Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn những lưu ý khi sử dụng kháng sinh cho trẻ trong bài viết dưới đây:

Thuốc kháng sinh được sử dụng để chống lại tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bác sĩ sau khi khám sức khỏe của trẻ sẽ quyết định xem bệnh của trẻ có phải do vi khuẩn gây ra hay không. Quyết định này dựa trên các xét nghiệm cận lâm sàng, các triệu chứng của trẻ hoặc các xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn.

Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh cho trẻ

Nếu bác sĩ quyết định nhiễm trùng là do vi khuẩn gây ra, trẻ có thể được kê đơn thuốc kháng sinh. Đôi khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn nhưng bác sĩ sẽ chưa kê đơn kháng sinh mà cần thêm thời gian theo dõi. Theo dõi giúp hệ thống miễn dịch của trẻ có thời gian chống lại nhiễm trùng mà không cần dùng kháng sinh. Điều này có thể giúp ngăn ngừa tình trạng kháng kháng sinh.

 

Kháng kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh không phải lúc nào cũng tiêu diệt hết vi khuẩn gây nhiễm trùng. Những vi khuẩn sống sót sẽ mạnh hơn và có thể trở nên kháng thuốc kháng sinh. Điều này có nghĩa là thuốc kháng sinh sẽ không hoạt động để tiêu diệt những vi khuẩn mạnh hơn này nữa. Sau đó, một số bệnh nhiễm trùng có thể phát triển, được gọi là nhiễm trùng kháng kháng sinh.

Kháng kháng sinh có thể xảy ra khi lạm dụng kháng sinh hoặc dùng không đúng cách. Sau đây là những ví dụ về việc sử dụng quá mức hoặc không đúng cách thuốc kháng sinh:

  • Trẻ dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm virus.
  • Trẻ uống thuốc kháng sinh thay vì để cơ thể tự chống lại nhiễm trùng.
  • Trẻ không uống hết đơn thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn.

Kháng kháng sinh làm cho tình trạng nhiễm trùng khó điều trị hơn. Nếu trẻ bị nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh, trẻ có thể bị ốm nặng. Trẻ có thể lây bệnh cho người khác. Người đó sẽ cần thuốc mạnh hơn để điều trị nhiễm trùng. Bệnh của trẻ cũng có thể trở nên nguy hiểm đến tính mạng.

 

Bạn cần biết gì về thuốc kháng sinh?

Thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với nhiễm virus. Một loại virus không thể bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh. Bạn chỉ có thể điều trị các dấu hiệu và triệu chứng của trẻ, chẳng hạn như ho hoặc sốt, cho đến khi hết nhiễm trùng.

Thuốc kháng sinh sẽ không chữa khỏi nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc làm cho trẻ cảm thấy khỏe hơn sớm hơn. Chúng sẽ tiêu diệt vi khuẩn, nhưng vẫn cần thời gian để hết nhiễm trùng. Có thể mất vài ngày để trẻ cảm thấy tốt hơn. Cho trẻ uống đủ tất cả các loại thuốc kháng sinh đã được bác sĩ kê đơn, ngay cả khi bạn nghĩ rằng chúng không giúp ích gì hoặc trẻ bắt đầu cảm thấy khỏe hơn sớm hơn.

Thuốc kháng sinh sẽ không ngăn được sự lây lan của bệnh nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ cho bạn biết khi nào trẻ không còn khả năng lây nhiễm nữa sau khi trẻ bắt đầu dùng thuốc kháng sinh. Điều này sẽ phụ thuộc vào loại vi khuẩn gây nhiễm trùng cho trẻ.

Thuốc kháng sinh có thể gây tác dụng phụ. Báo cho bác sĩ nếu trẻ bị tác dụng phụ hoặc bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào. Thuốc kháng sinh thường gây ra tác dụng phụ như đau bụng, phát ban và tiêu chảy. Bác sĩ có thể giúp bạn kiểm soát các tác dụng phụ.

Thuốc kháng sinh làm tăng nguy cơ nhiễm Clostridium difficile (C. diff) ở trẻ. Thuốc kháng sinh loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng trong cơ thể trẻ, nhưng chúng cũng loại bỏ một số vi khuẩn tốt. Vi khuẩn C. diff có thể phát triển trong khi trẻ đang dùng thuốc kháng sinh. Những điều sau đây có thể giúp bạn kiểm soát nhiễm trùng C. diff:

  • Nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do C. diff có thể kéo dài vài tuần, ngay cả sau khi trẻ đã ngừng dùng thuốc kháng sinh. Nói với bác sĩ nếu trẻ bị tiêu chảy trong hoặc sau khi điều trị bằng kháng sinh.
  • Bác sĩ có thể khuyên dùng men vi sinh. Chúng có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn có hại và có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng. Tùy thuộc vào độ tuổi của mình, trẻ có thể ăn sữa chua hoặc các loại thực phẩm khác chứa nhiều men vi sinh. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề xuất dạng thuốc viên hoặc dạng lỏng.

Antibiotic Resistance and Superbugs - GoodRx

 

Bệnh nào cần được điều trị bằng kháng sinh?

Các bệnh sau đây thường do vi khuẩn gây ra và được điều trị bằng kháng sinh:

  • Viêm họng
  • Ho gà
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

 

Bệnh nào có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh?

Một số bệnh có thể được gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Bác sĩ có thể hoặc không thể điều trị các tình trạng sau bằng thuốc kháng sinh:

  • Viêm xoang
  • Viêm tai
  • Viêm phế quản
  • Viêm phổi

 

Những bệnh nào không được phép điều trị bằng kháng sinh?

Thuốc kháng sinh sẽ không điều trị được nhiễm trùng do virus gây ra. Bao gồm:

  • Cảm lạnh
  • Phần lớn các bệnh ho
  • Cúm
  • Đau họng không do liên cầu khuẩn gây ra
  • Virus hợp bào hô hấp (RSV)

 

Những điều nên hỏi bác sĩ về dùng kháng sinh

  • Trẻ có cần dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng không?
  • Trẻ có cần theo dõi thêm trước khi dùng thuốc không?
  • Loại kháng sinh nào tốt nhất để điều trị nhiễm trùng cho trẻ nếu cần?
  • Các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh mà trẻ có thể gặp phải là gì?
  • Trẻ cần dùng thuốc kháng sinh trong bao lâu?

 

Bạn có thể làm gì để giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng kháng kháng sinh?

  • Cho trẻ uống thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn. Đừng để trẻ ngừng dùng thuốc kháng sinh ngay cả khi trẻ cảm thấy khỏe hơn. Cho trẻ uống hết liệu trình dùng kháng sinh trừ khi bác sĩ yêu cầu bạn dừng lại.
  • Loại bỏ bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào mà trẻ không sử dụng. Hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của trẻ cách loại bỏ thuốc kháng sinh. Không chia sẻ, dùng chung thuốc kháng sinh của trẻ với người khác. Đừng để trẻ uống thuốc kháng sinh còn sót lại cho một bệnh khác mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Hỏi về các loại vaccine mà trẻ có thể cần phải tiêm, chẳng hạn như vaccine ngừa viêm màng não. Vắc xin có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Bên cạnh đó, đưa trẻ đi tiêm phòng cúm ngay khi được khuyến cáo hàng năm, thường là vào tháng 9 hoặc tháng 10.
  • Cho trẻ rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng. Yêu cầu trẻ sử dụng xà phòng và rửa dưới vòi nước chảy. Trẻ có thể sử dụng dung dịch sát trùng tay có chứa cồn khi không có sẵn xà phòng và nước.
  • Đừng bắt buộc bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh. Bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị khác dựa trên bệnh của trẻ. Một ví dụ bao gồm các loại thuốc không kê đơn như acetaminophen hoặc NSAID.

 

Cho trẻ tới gặp bác sĩ ngay nếu trẻ có biểu hiện:

  • Trẻ bị phồng rộp da hoặc bỏng rát.
  • Trẻ khó thở, sưng tấy ở miệng hoặc cổ họng, hoặc phát ban lan khắp cơ thể.
  • Trẻ bị tiêu chảy có lẫn máu.
  • Trẻ bị đau bụng dữ dội.
  • Trẻ có vết loét hoặc mảng trắng trong miệng.

Hỏi ý kiến bác sĩ nếu:

  • Trẻ bị buồn nôn nhẹ đến vừa, đau bụng hoặc tiêu chảy.
  • Trẻ bị phát ban nhẹ hoặc các vấn đề về da khác.
  • Bạn có thắc mắc hoặc lo lắng về tình trạng hoặc cách chăm sóc trẻ.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là một trong lựa chọn đầu tiên giúp trẻ phục hồi nhanh và giảm các phản ứng phụ khi sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh. Liên hệ với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé. Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc qua Hotline: 0935 18 3939/ 024 3633 5678.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thuốc kháng sinh và tiêu chảy

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Drugs
Bình luận
Tin mới
  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xem thêm