Người La Mã cổ đại thường xuyên sử dụng sữa tươi để tắm giúp làm mềm và cải thiện vẻ ngoài của làn da. Theo truyền thuyết, nữ hoàng Cleopatra có được làn da nổi tiếng nhờ tắm trong sữa và mật ong. Ở Mỹ, rửa mặt bằng sữa tươi đã bắt đầu trở nên phổ biến vào khoảng đầu thế kỷ 21 vì những lý do tương tự.
Bài viết này sẽ điểm qua những lợi ích của việc sử dụng sữa tươi để tắm. Bạn cũng sẽ tìm hiểu một số mẹo để pha sữa tắm, cũng như những lợi ích khác của sữa tươi thường được sử dụng.
Lợi ích đối với làn da của việc tắm bằng sữa tươi
Không có nghiên cứu khoa học nào về tác dụng của việc tắm bằng sữa tươi được tiến hành. Tuy nhiên, có bằng chứng lý thuyết cho thấy rằng tắm bằng sữa có thể có lợi ích chăm sóc da.
Tắm với sữa tươi có thể làm cho làn da của bạn mềm mại và mịn màng hơn vì chất béo trong sữa tươi bám vào da. Bạn sẽ nhận thấy một cảm giác mềm mượt nhưng không nhờn trên da sau khi tắm. Tắm trong sữa cũng có thể giúp tẩy da chết một cách nhẹ nhàng. Sữa, đặc biệt là sữa chua có chứa axit lactic. Axit lactic thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm.
Tắm với sữa tươi có thể tốt cho làn da của bạn vì axit lactic giúp loại bỏ tế bào sừng và tế bào chết trên da, khiến các tế bào này bong ra hiệu quả hơn, giúp bề mặt da mịn màng và tươi sáng hơn. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng tắm với sữa tươi sẽ không có tác dụng như sử dụng kem dưỡng da hoặc kem dưỡng ẩm có chứa axit lactic. Những sản phẩm này được thiết kế và pha chế để mang lại một kết quả cụ thể và chứa tỷ lệ axit lactic cao hơn nhiều so với sữa tươi thông thường.
Đọc thêm bài viết: Tắm nắng cho trẻ thế nào cho hiệu quả?
Tắm với sữa có thể làm cho làn da của bạn bớt khô tạm thời nhờ khả năng tẩy da chết dịu nhẹ và bổ sung chất béo và protein giúp làm mịn da.
Tất nhiên, chúng ta không thể quên tác dụng tâm lý của việc tắm với sữa tươi. Khi được pha trộn với hương thơm hoặc thảo mộc, sữa tắm có mùi thơm và tạo cảm giác sang trọng, quý phái. Ngâm mình trong bồn tắm với sữa là một cách hay để thư giãn và xả stress.
Tắm với sữa có giúp cải thiện các vấn đề của làn da
Tắm với sữa tươi là một biện pháp làm đẹp và không có tác dụng trong việc điều trị bất kỳ tình trạng vấn đề nào trên da. Sữa tươi đã được sử dụng như một phương thuốc dân gian trong cải thiện các tình trạng cháy nắng, kích ứng da, tăng sắc tố da, chàm và bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học thuyết phục nào cho thấy tắm với sữa giúp cải thiện các vấn đề về da này.
Tác dụng của các sản phẩm sữa bôi ngoài da đối với bệnh chàm đã được nghiên cứu, nhưng nghiên cứu này còn nhiều mâu thuẫn. Hơn nữa, hầu hết các nghiên cứu đã được thực hiện với sữa mẹ chứ không phải sữa bò hoặc sữa dê.
Nếu bạn cần trợ giúp để điều trị bất kỳ vấn đề về da nào, đừng dựa vào sữa tắm. Thay vào đó, hãy đi khám các bác sĩ da liễu để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.
Các loại sữa có thể được sử dụng để tắm
Bạn có thể dùng sữa thật (thứ bạn uống) để pha sữa tắm. Có nhiều loại sữa khác nhau để bạn tùy ý sử dụng và mỗi loại sẽ mang lại cho bạn một vẻ ngoài và cảm nhận hơi khác nhau.
Tắm trong sữa tươi mua ở cửa hàng siêu thị sẽ rất tốn kém chưa kể chúng đem lại cảm giác dính trên da. Để pha sữa tắm, hãy pha loãng các loại sữa này vào nước tắm ấm của bạn:
Sữa bò được sử dụng nhiều nhất trong để tắm vì nó phổ biến, rẻ tiền và hầu như nhà ai cũng có. Sữa nguyên chất sẽ mang lại cho bạn cảm giác tốt nhất trên da.
Sữa dê là loại sữa phổ biến thứ hai dùng để tắm. Sữa dê có hàm lượng chất béo cao hơn sữa bò, vì vậy tắm bằng sữa dê sẽ cho bạn cảm giác giàu ẩm hơn.
Buttermilk – sữa tươi lên men dạng lỏng có nhiều axit lactic hơn các loại sữa khác, vì vậy về lý thuyết, Buttermilk có tác dụng tẩy tế bào chết tốt hơn khi sửa dụng các loại sữa khác để tắm. Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu để chứng minh điều này.
Tắm bằng sữa mẹ không phổ biến lắm, ngoại trừ những người đang cho con bú. Thay vì "vắt và đổ", sữa mẹ dư thừa thì chúng có thể được sử dụng trong bồn tắm cho bạn hoặc con bạn. Tuy nhiên, chưa có đủ bằng chứng về tác dụng bôi tại chỗ của sữa mẹ đối với da.
Sữa hạt và sữa đậu nành là những lựa chọn tốt cho những người ăn chay trường muốn tắm sữa. Mặc dù chúng không giống với sữa về mặt hóa học nhưng chúng có thể mang lại vẻ ngoài và cảm giác tương tự sau khi tắm. Sữa hạnh nhân và sữa dừa đặc biệt tốt vì chúng để lại cảm giác mịn màng trên da.
Sữa khô hoặc protein sữa được sử dụng trong các sản phẩm sữa tắm đóng gói sẵn để làm tăng thời gian bảo quản sản phẩm
Đọc thêm bài viết: Khi nào trẻ có thể tập uống sữa tươi và ăn các sản phẩm từ sữa?
Cách để tự làm sữa tắm
Sữa tắm siêu dễ làm. Bạn chỉ cần đổ sữa tươi bạn đã chọn vào nước tắm ấm và ngâm mình vào đó. Tuy nhiên, bạn nên thêm sữa sau khi bạn đổ đầy bồn tắm bằng nước. Các phép đo cho một lần tắm sữa không cần phải chính xác, nhưng đây là một số hướng dẫn để bạn bắt đầu:
Đối với sữa lỏng, thêm 1 cốc đến 2 cốc vào nước tắm ấm. Bạn có thể dùng sữa tươi hoặc sữa hộp (không đường) đều được.
Đối với sữa bột, thêm 1/3 cốc đến 2/3 cốc sữa bột vào nước tắm ấm.
Bạn có thể tùy chỉnh sữa tắm của mình. Ví dụ, hãy thử thêm một ít yến mạch nghiền mịn, nụ hoa oải hương, cánh hoa hồng hoặc 1/2 cốc muối biển; vài giọt tinh dầu an toàn cho da, hoặc một thìa mật ong. Bạn thậm chí có thể đóng gói trước những nguyên liệu này để làm bom tắm sử dụng bất cứ khi nào bạn cần giảm căng thẳng.
Nếu thích sữa tắm đóng gói sẵn, bạn có nhiều sự lựa chọn. Sữa tắm pha sẵn có đủ loại từ các sản phẩm thủ công được làm bằng nguyên liệu tự nhiên đến các sản phẩm tạo bọt tương tự như sữa tắm tạo bọt.
Tuy nhiên bạn hãy xem qua nhãn trên các sản phẩm sữa tắm này. Sữa hoặc protein sữa không cần phải là thành phần đầu tiên, nhưng nó phải được liệt kê cao trong danh sách thành phần.
Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.
Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.
Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.
Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.
Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.