Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Co giật sau đột quỵ

Nếu bạn bị đột quỵ, thì nguy cơ bị co giật của bạn sẽ tăng lên. Một cơn đột quỵ có thể gây tổn thương não bộ, để lại hậu quả là việc hình thành các sẹo mô trong não. Những sẹo mô này sẽ ảnh hưởng đến các xung điện của não, việc truyền các xung điện bị gián đoạn có thể sẽ dẫn đến co giật.

Loại đột quỵ nào thường dễ gây ra co giật nhất?

Có hai loại đột quỵ khác nhau là do xuất huyết não và do thiếu máu cục bộ não. Đột quỵ do xuất huyết não xảy ra do hậu quả của việc chảy máu bên trong hoặc xung quanh não. Đột quy do thiếu máu cục bộ não xảy ra do hậu quả của việc hình thành cục máu đông hoặc thiếu máu não. Những người bị đột quỵ do xuất huyết thường dễ bị co giật sau đột quỵ hơn những người bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Nguy cơ co giật của bạn sẽ tăng lên nếu cơn đột quỵ xảy ra bên trong vỏ não.

Co giật sau đột quỵ có thường xảy ra không?

Nguy cơ co giật sau đột quỵ cao nhất là trong khoảng 30 ngày đầu tiên sau cơn đột quỵ. Khoảng 5% số bệnh nhân sẽ bị co giật trong vòng vài tuần sau khi bị đột quỵ. Bạn sẽ dễ bị co giật cấp tính trong vòng 24h sau một cơn đột quỵ nặng, đột quỵ do xuất huyết hoặc đột quỵ xảy ra bên trong vỏ não. Đôi khi, một người bị đột quỵ cũng sẽ bị co giật mãn tính và thường xuyên tái phát. Những người này sẽ được chẩn đoán là bị động kinh.

Làm thế nào để biết rằng bạn bị co giật?

Có 40 loại co giật khác nhau đã được xác định. Triệu chứng sẽ khác nhau phụ thuộc vào loại co giật bạn mắc phải.

Loại co giật phổ biến nhất và xuất hiện đột ngột nhất là cơn co giật tổng quát. Triệu chứng của cơn co giật tổng quát bao gồm:

  • Co thắt cơ
  • Có cảm giác ngứa râm ran
  • Run tay chân
  • Mất ý thức

Các triệu chứng khác có thể xảy ra của cơn co giật bao gồm:

  • Lú lẫn
  • Thay đổi cảm xúc
  • Thay đổi cách nhận thức về mùi vị, âm thanh, hình ảnh hoặc cảm giác
  • Mất khả năng kiểm soát cơ
  • Mất khả năng kiểm soát bàng quang.

Làm thế nào để giúp một người đang bị co giật?

Nếu bạn nhìn thấy một ai đó đang bị co giật, bạn nên làm theo những bước sau:

  • Đặt nạn nhân nằm nghiêng về một bên để tránh hóc nghẹn và nôn mửa
  • Đặt một vật gì đó mềm (như quần áo, khăn) lót phía dưới đầu nạn nhân để tránh những tổn thương sâu hơn đến não bộ.
  • Nới lỏng bất cứ thứ gì của trang phục, hay mũ, khăn có thể sẽ bó chặt vào cổ nạn nhân
  • Không hạn chế cử động của người đó, trừ khi họ có thể tự làm tổn thương chính mình.
  • Không đặt bất cứ vật gì vào trong miệng của họ
  • Loại bỏ các vật cứng, sắc nhọn có thể chạm vào nạn nhân trong khi co giật
  • Chú ý đến khoảng thời gian cơn co giật diễn ra và bất cứ triệu chứng nào xảy ra cùng với cơn co giật. Thông tin này có thể sẽ giúp ích.
  • Không bỏ mặc nạn nhân bị co giật, trừ khi cơn co giật biến mất

Nếu nạn nhân bị cơn co giật kéo dài và không lấy lại được ý thức thì đây là một trường hợp cấp cứu nguy hiểm đến tính mạng. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của nhân viên y tế ngay

Triển vọng

Nếu bạn bị co giật sau một cơn đột quỵ, thì nguy cơ mắc chứng động kinh của bạn sẽ tăng lên. Nếu đã 30 ngày, kể từ khi bạn bị đột quỵ và bạn chưa bị co giật thì nguy cơ động kinh của bạn sẽ giảm đi. Tuy nhiên, nếu bạn bị co giật sau hơn 1 tháng kể từ khi bị đột quỵ, thì nguy cơ mắc động kinh của bạn vẫn rất cao. Động kinh là một rối loạn của hệ thần kinh. Những người bị động kinh thường xuyên bị co giật mà không vì một lý do gì cả. Nếu bạn vẫn bị co giật, thì bạn nên hạn chế lái xe hoặc tham gia giao thông vì điều này sẽ gây nguy hiểm cho bạn.

Bạn có thể làm gì từ bây giờ?

Thực hiện những bước sau để làm giảm nguy cơ lên cơn co giật:

  • Uống đủ nước
  • Tránh làm việc quá sức
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng
  • Tránh sử dụng đồ uống có cồn nếu bạn đang sử dụng thuốc co giật theo đơn
  • Tránh hút thuốc lá.

Nếu bạn có nguy cơ bị co giật, hãy thực hiệ những cách sau đây để giữ bản thân an toàn nếu bạn lên cơn co giật:

  • Yêu cầu bạn bè hoặc người thân ở cạnh bạn khi bạn đang bơi lội hoặc nấu nướng. Nếu được, yêu cầu họ lái xe chở bạn đi đến nơi bạn muốn đến cho đến khi nguy cơ co giật của bạn giảm đi
  • Giáo dục người thân và bạn bè về cơn co giật để họ có thể giúp giữ bạn an toàn nếu bạn có lên cơn co giật
  • Trao đổi với bác sỹ về những gì bạn có thể làm để làm giảm nguy cơ lên cơn co giật

Bác sỹ có thể kê thuốc chống co giật để làm giảm nguy cơ lên cơn co giật của bạn. Tuân thủ đúng chỉ định của bác sỹ và uống thuốc đúng theo đơn.

Có thể bác sỹ sẽ khuyên bạn nên kích thích dây thần kinh phế vị. Thủ thuật này đôi khi được ví như máy điều hòa nhịp tim của não. Kích thích dây thần kinh phế vị là một thiết bị chạy bằng pin mà bác sỹ sẽ đặt vào dây thần kinh phế vị ở cổ của bạn. Thiết bị này sẽ gửi tín hiệu để kích thích các dây thần kinh và làm giảm nguy cơ co giật của bạn. Nếu không một biện pháp nào hiệu quả, có thể bạn sẽ phải nghĩ tới chuyện phẫu thuật.

Bình luận
Tin mới
  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xem thêm