Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sơ cứu khi gặp người bị co giật

Cứ 10 người thì có khoảng 1 người đã từng có một cơ co giật. Điều đó có nghĩa là có giật rất phổ biến, và có thể một ngày nào đó bạn sẽ cần phải giúp đỡ một người đang bị co giật hoặc vừa qua cơn co giật.

Nhưng, liệu lúc đó bạn có biết mình phải làm gì?

Sơ cứu cơn co giật có nghĩa là giữ an toàn cho người đó cho đến lúc cơn co giật tự dừng lại.

Sơ cứu khi gặp người bị co giật

Hầu hết mọi người khi nghĩ đến co giật là nghĩ đến động kinh cơn lớn, co cứng cơ. Trong loại co giật này, người bệnh khóc to, mất ý thức, ngã ra nền và bắt đầu co rút.

Sau đây là một số cách bạn áp dụng để giúp đỡ những người bị co giật:

  • Bình tĩnh và trấn an những người xung quanh.
  • Tránh gây tổn thương cho người bệnh bằng cách lọa bỏ tất cả những vật cứng hoặc vật sắc nhọn trong vùng xung quanh người bệnh.
  • Đặt nhẹ nhàng người bệnh xuống nền và kê dưới đầu người đó một vật mềm và mỏng, ví dụ như một chiêc áo khoác gấp lại.
  • Tháo kính ra khỏi mắt, nới lỏng thắt lưng hay bất kì thứ gì trên cổ gây cản trở hô hấp.
  • Lật nghiêng người bệnh nhân sang một bên một cách nhẹ nhàng. Việc này giúp cho đường thở thông thoáng hơn.
  • Chú ý đến thời gian kéo dài cơn co giật. Nếu nó kéo dài hơn 5 phút mà không có dấu hiệu thuyên giảm, hay nếu người bệnh khó thở, bị thương hoặc bị đau, hay có bất cứ sự thay đổi bất thường nào, hãy gọi cho cấp cứu ngay.
  • Ở bên cạnh người bệnh cho đến khi cơn co giật tự chấm dứt và người bệnh tỉnh táo trở lại.
  • Tươi tỉnh và cố gắng trấn an người bệnh khi người đó lấy lại được ý thức.
  • Đề xuất gọi taxi, bạn bè hay người thân để giúp người đó về nhà nếu người đó bối rối hay không thể tự về nhà được.

Sau đây là những điều bạn KHÔNG ĐƯỢC làm:

  • KHÔNG được ôm chặt người đang co giật hay cố giữ cho người đó không giãy giụa.
  • KHÔNG đưa bất kì vật gì vào trong miệng của người bệnh. Nỗ lực giữ cho lưỡi của bệnh nhân xuống có thể làm tổn thương răng hoặc hàm. Người đang co giật không thể tự nuốt được lưỡi của họ.
  • KHÔNG cố gắng hô hấp nhân tạo, trừ khi người bệnh không thể thở trở lại sau khi cơn co giật đã dừng.
  • KHÔNG cho người bệnh uống nước hay ăn đồ ăn cho đến khi họ hoàn toàn tỉnh táo.

Sơ cứu cho mọi loại co giật

Có nhiều loại co giật.  Và sau đây là một số lưu ý bạn có thể áp dụng để giúp đỡ người bị co giật khi gặp một số biểu hiện như nhìn chằm chằm vào khoảng không, mất ý thức và nhấp nháy mắt không tự chủ, nhai tự động hay các cử động bất thường trên khuôn mặt khác.

  • Bình tĩnh và nói những lời trấn an người bệnh.
  • Hướng dẫn người bệnh tránh xa các nguy hiểm.
  • Ngăn chặn người bệnh khỏi các vật gây nguy hiểm nhưng không chế ngự họ.
  • Giữ khoảng cách với người bệnh nhưng đủ gần để bảo đảm an toàn cho họ cho đến khi họ lấy lại được nhận thức.
CTV Hạnh Hoa (Theo CDC)
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm