Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Muốn cứu người bị tai nạn: Tuyệt đối không nên tự ý di chuyển nạn nhân

Khi thấy người bị tai nạn, rất nhiều người nghĩ rằng, cần đưa ngay nạn nhân đi cấp cứu. Nhưng bạn có biết rằng, trong một số trường hợp, việc di chuyển nạn nhân quá nhanh nhưng không đúng lại có thể gây ra tác hại.

Cách sơ cứu gãy xương
Những sai lầm khi sơ cứu đuối nước
Cấp cứu shock giảm thể tích máu

Để cấp cứu đúng nạn nhân khi bị tai nạn, bạn hãy tham khảo những kĩ năng sau đây:

1. Không di chuyển nạn nhân

Chỉ trong trường hợp nạn nhân nằm ở vị trí nguy hiểm thì mới cần di chuyển nạn nhân vào nơi an toàn nhưng phải thực hiện hết sức cẩn thận, nhẹ nhàng. Còn không, tránh rời người bị thương khỏi vị trí hiện tại vì khi chưa xác định thương tích của nạn nhân, việc di chuyển có thể khiến cho vết thương nặng hơn, thậm chí gãy xương. Đặc biệt, nếu tháo mũ bảo hiểm thì cần nhẹ nhàng để tránh đầu họ bị xoắn hoặc vặn.

Lưu ý: Không bế xốc nạn nhân và đưa vào chỗ an toàn nhanh chóng. Nên nhờ thêm sự hỗ trợ từ những người khác.

2. Gọi xe cấp cứu

Trong trường hợp thấy tai nạn, bạn cần hết sức bình tĩnh để có thể gọi cấp cứu một cách chính xác. Số điện thoại gọi cấp cứu tại Việt Nam là 115.

Khi gọi cấp cứu, cần cung cấp chính xác thông tin liên quan đến:

- Địa chỉ chính xác nơi xảy ra tai nạn, có dấu hiệu gì để chỉ đường

- Số điện thoại để liên hệ

- Tai nạn như thế nào (do tàu, xe hơi hay xe máy...), có bao nhiêu người bị nạn, tình trạng nạn nhân ra sao (nam hay nữ, có tỉnh táo không, có chấn thương ở đâu), ...

3. Sơ cứu tạm thời

Trước khi xe cấp cứu tới, bạn hãy cố gắng giữ cho nạn nhân được an toàn nhất có thể (không gặp tai nạn do các phương tiện khác), nói chuyện với nạn nhân để giữ cho nạn nhân tỉnh táo, đồng thời thực hiện một số kĩ năng sơ cứu đơn giản như:

- Kiểm tra hô hấp của nạn nhân

Trong hầu hết các trường hợp tai nạn, việc đầu tiên là cần kiểm tra xem nạn nhân còn thở không, có gì cản trở đường thở của nạn nhân không. Nếu trong miệng nạn nhân có dị vật như gạch, đất, răng... thì cần bỏ ra ngay. Đồng thời giữ không gian xung quanh thoáng cho nạn nhân dễ thở. Nếu nạn nhân bị nặng, cần tiến hành hô hấp nhân tạo để nạn nhân dễ thở hơn.

- Cầm máu cho nạn nhân

Nếu nạn nhân bị chảy máu, cần cầm máu tại chỗ bằng cách dùng khăn sạch (hoặc bông) buộc chặt vào vết thương để tránh mất máu. Nếu chấn thương có vật nhọn đâm vào thì tuyệt đối không lấy vật đó ra vì có thể làm cho máu chảy nhiều hơn.

Lưu ý:

+ Mang găng tay hoặc túi nilon sạch khi cấp cứu người bị nạn để tránh lây truyền bệnh.

+ Ép chặt mép vết thương để quấn băng gạc.

+ Nếu vết thương chảy máu, dập nát hay đứt chi, cần quấn chặt ở vị trí vết thương 3-5cm.

- Nạn nhân bị gãy xương

Dấu hiệu điển hình của việc gãy xương là đau ở vùng gãy, nhất là khi ấn vào hoặc cử động, có thể kèm theo sưng nề, chảy máu hoặc bầm tím. Lúc này, cần cố định tạm thời vùng bị gãy bằng các loại nẹp từ gỗ, tre... Đặc biệt tránh sự di chuyển để không làm tổn thương thêm mạch máu, thần kinh cơ. Nếu phần xương bị gãy gần các khớp thì phải cố định cả phần khớp.

- Nạn nhân bị chấn thương ở đầu

Chấn thương ở đầu rất nguy hiểm, có thể do va đạp vùng đầu. Lúc này, nếu cấp cứu cần tránh tự ý di chuyển mà nên nhờ sự giúp đỡ của người khác. Nạn nhân bị chấn thương ở đầu có thể vỡ sợ, dập não... dẫn đến xuất huyết trong, co giật... Vì vậy, cần để nạn nhân ở nơi thoáng khí, nếu không chảy máu đầu, cổ thì nên kê đầu cao một chút và giữ ấm. Cách này có tác dụng tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim.

- Nạn nhân có biểu hiện nôn ói, co giật

Trong trường hợp này, cần nâng đầu, nới rộng quần áo và để nạn nhân nằm nghiêng 1 bên để tránh hít phải chất nôn. Nếu nạn nhân có dấu hiệu co giật thì  nên cho ngâm vật dài như chiếc đũa ngang miệng để tránh cắn vào lưỡi.

4. Khi cứu thương đến

Hãy cung cấp đầy đủ những biểu hiện và tình trạng của nạn nhân cũng như những sơ cứu mình đã làm cho nhân viên y tế để họ đánh giá tình hình được tốt hơn.

Nguyên Hương - Theo Y học dự phòng/Trí thức trẻ
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

Xem thêm