Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chế độ ăn nên áp dụng cho bệnh nhân sa sút trí tuệ

BSCKII. Nguyễn Thị Phương Loan - Trưởng phòng Tâm thần người già, Viện Sức khỏe Tâm thần (BV Bạch Mai) tư vấn về dinh dưỡng và cách chăm sóc cho người bị sa sút trí tuệ.

Theo BSCKII. Nguyễn Thị Phương Loan, sa sút trí tuệ là một hội chứng do bệnh lý của não, có diễn biến từ từ và mang tính chất nặng dần.

Theo thống kê, cứ mỗi 3 giây trên thế thới lại có một người bị sa sút trí tuệ. Dự đoán, đến năm 2030, thế giới sẽ có 78 triệu người, và 2050 con số này tăng tới 139 triệu người mắc sa sút trí tuệ.

Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số. Nước ta có 12 triệu người ở độ tuổi trên 65 tuổi và tuổi thọ trung bình là 75. Già hóa dân số đồng nghĩa với việc chúng ta đang phải đối diện với các vấn đề bệnh tật của người cao tuổi, trong đó sa sút trí tuệ đang là một thách thức.

Ước tính, số người mắc sa sút trí tuệ năm 2015 là 660.000 người. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật của bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ lên đến 52% trên tổng gánh nặng bệnh tật do bệnh thần kinh và tâm thần ở người cao tuổi tại Việt Nam.

Người sa sút trí tuệ thường gặp vấn đề với trí nhớ và các kỹ năng cần thiết để thực hiện các hoạt động thường ngày như: mặc quần áo, ăn uống, vệ sinh cá nhân và đại tiểu tiện… Ở những bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ thì viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu…

Tư vấn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sa sút trí tuệ, BS. Loan cho hay, để tạo cho người bệnh bị giảm cảm giác ngon miệng có thể tìm lại được hương vị bữa ăn thì nên:

  • Cho người bệnh ăn những thực phẩm có màu và mùi thơm dễ chịu;
  • Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, bên cạnh các bữa chính, nên sắp xếp thêm các bữa ăn nhẹ.
  • Trường hợp người bệnh mất cảm giác muốn ăn, gia đình có thể hỏi thêm bác sĩ về việc bổ sung chế độ ăn uống chất lỏng hoặc thuốc để kích thích sự thèm ăn.
  • Khi chế biến đồ ăn, nên làm các món mềm, ẩm. Ví dụ như trứng bác, bột yến mạch, sữa chua, phô mai, khoai tây nghiền, cháo, súp, cá nướng, nước ép, sữa lắc và sinh tố.
  • Đối với các loại thực phẩm khác, có thể nghiền thức ăn hoặc cắt thành miếng nhỏ, cỡ vừa cắn.
  • Tránh các món rán, chiên, xào.
  • Giảm muối và đường trong khẩu phần ăn cho người bệnh.
  • Và đặc biệt nên kiểm tra miệng người bệnh sau mỗi bữa ăn, để đảm bảo tất cả thức ăn đã được nuốt.

Chế độ ăn nên áp dụng cho bệnh nhân sa sút trí tuệ - Ảnh 3.

Nhân viên y tế tư vấn cho người mắc sa sút trí tuệ.

(Ảnh: Thành Dương)

Để phòng ngừa sa sút trí tuệ, người cao tuổi cần thực hiện các khuyến cáo của bác sĩ:

  • Thường xuyên hoạt động trí não như đọc sách báo, tham gia các buổi sinh hoạt cộng đồng.
  • Người cao tuổi phải thường xuyên luyện tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng...
  • Giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, ma túy .
  • Khi sử dụng các thuốc bổ não, dưỡng não cần có sự chỉ định và tư vấn của các chuyên gia y tế.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và cần được thăm khám sớm khi có các triệu chứng.

Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Chính vì vậy việc chăm sóc và điều trị cho người bệnh nên thực hiện sớm tại các cơ sở y tế uy tín.

Trung bình mỗi người cao tuổi có thể mắc trên 03 bệnh lý phối hợp trong đó có sa sút trí tuệ, đái tháo đường, tăng huyết áp, thoái hóa khớp, Parkinson, đột quỵ…. Điều này đòi hỏi hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cần có sự điều chỉnh, thích nghi để đáp ứng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ăn gì để cải thiện tình trạng “nhớ nhớ, quên quên”?

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 26/10/2024

    Thời điểm uống nước rất tốt cho thận, làm sạch đường ruột

    Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe.

  • 26/10/2024

    Bổ sung magne để có giấc ngủ ngon

    Thực phẩm chức năng chứa magne được chứng minh đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có công dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • 26/10/2024

    Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở người lớn

    Khi bạn già đi, bạn có thể nghĩ rằng mình đã qua độ tuổi bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Mặc dù sự thay đổi nội tiết tố trong tuổi dậy thì là nguyên nhân phổ biến gây ra mụn trứng cá ở khoảng 80% trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên gặp phải tình trạng này nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất có thể gây ra mụn trứng cá. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu về 10 nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây ra mụn trứng cá ở người trưởng thành và cách loại bỏ những nốt mụn đó.

  • 25/10/2024

    Bổ sung kết hợp vitamin D3 và vitamin K2 cho trẻ em: Nên hay không?

    Trẻ cao lớn khỏe mạnh là mong muốn chính đáng của các bậc cha mẹ. Vitamin D3 và vitamin K2, với vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi và nhiều chức năng sinh lý khác, đang ngày càng được quan tâm như một giải pháp chống còi xương, giúp trẻ cao lớn.

  • 25/10/2024

    Thực hiện 5 thay đổi này để trường thọ

    Theo các nhà nghiên cứu hàng đầu về tuổi thọ, có những cách tiếp cận đơn giản, những thay đổi dễ dàng thực hiện để có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ

  • 24/10/2024

    10 lợi ích sức khỏe bất ngờ của quả su su

    Quả su su có lượng calo thấp nhưng chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp nó trở thành một thành phần bổ sung lành mạnh cho hầu hết mọi chế độ ăn uống.

  • 24/10/2024

    Hiểu đúng về vitamin K2 để có hệ xương vững chắc và tim mạch khỏe mạnh

    Không giống như vitamin A hay C được nhiều người biết đến, vitamin K2 chưa thực sự phổ biến và được nhiều người biết đến. Tuy vậy, đây lại là vi chất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.

  • 24/10/2024

    Những thực phẩm hại thận nhiều người không biết

    Duy trì lối sống năng động, có ý thức về sức khỏe là điều tốt nhất bạn có thể làm để đảm bảo thận luôn khỏe mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm gây hại thận có thể bạn không biết.

Xem thêm