Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm gì để tránh đột quỵ?

Bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ đột quỵ của mình? Dưới đây là một vài cách đơn giản bạn có thể áp dụng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi một mạch máu mang máu và oxy lên não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Với nhiều người, đột quỵ rất đáng sợ vì thông thường, đột quỵ sẽ không đoán trước được. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh đột quỵ. Về cơ bản, lối sống tốt cho sức khỏe tim mạch thì cũng sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, hãy ăn thật nhiều rau thay vì đồ ăn chiên rán, đạp xe đạp mỗi ngày và cai thuốc lá. Tuy nhiên, có một số việc khác bạn có thể làm để làm giảm nguy cơ đột quỵ của bạn.

 

Ăn cà chua

Cà chua có thể là một phần của chế độ ăn nhiều rau. Không những thế, trong cà chua còn có chứa lycopene, một chất chống oxy hóa khiến cà chua có màu vàng.

Trong một nghiên cứu mới đây, nam giới có hàm lượng lycopen trong cơ thể cao sẽ giảm được 55% nguy cơ mắc phải bất cứ loại đột quỵ nào, giảm được 59% nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ não, so với nam giới có lượng lycopene trong cơ thể thấp. Hàm lượng lycopene tập trung cao nhất trong các loại trái cây có màu đỏ ví dụ như cà chua. Các nguồn cung cấp lycopene khác bao gồm cocktail nước rau quả, dưa hấu, nho tím và ổi.

 

Thường xuyên kiểm tra bệnh rung nhĩ

Những người bị rung nhĩ sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn gấp 5 lần so với những người không bị rung nhĩ, tuy nhiên, có rất nhiều người bị rung nhĩ nhưng lại không biết. Có khoảng 5% số người trên 65 tuổi sẽ bị rung nhĩ. Rung nhĩ là tình tràng xảy ra khi các buồng trên của tim (tâm nhĩ) không phối hợp tốt với các buồng tim còn lại. Triệu chứng rung nhĩ bao gồm mạch nhanh hoặc đánh trống ngực, chóng mặt, lú lẫn, choáng ngất, mệt mỏi, nhưng cũng có thể sẽ không biểu hiện triệu chứng gì cả. Rung nhĩ sẽ làm tăng nguy cơ có cục máu đông của bạn, do vậy, việc điều trị bao gồm việc dùng thuốc làm loãng máu hoặc làm chậm nhịp tim.

 

Luyện tập thể thao

Luyện tập cường độ cao là một cách rất tốt để dự phòng và giảm ảnh hưởng của bệnh đột quỵ. Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, luyện tập từ mức độ vừa đến nặng, ví dụ như đi bộ nhanh hoặc đạp xe đạp, có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ thầm lặng (đột quỵ thầm lặng có thể dẫn đến các vấn đề về trí nhớ). Trong khi đó, một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, những người luyện tập thể thao trước khi bị đột quỵ thường sẽ bị đột quỵ với mức độ nhẹ hơn và sẽ có tiên lượng hồi phục tốt hơn. Duy trì một lối sống lành mạnh bao gồm luyện tập thể thao hàng ngày, không hút thuốc, thực hiện chế độ ăn lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý và uống rượu bia ở mức độ vừa phải. Việc này sẽ giảm được nguy cơ đột quỵ đi khoảng 80%, theo kết quả của một nghiên cứu.

Đọc thêm bài viết: Phòng tránh bệnh đột quỵ

 

Giảm lượng muối

Người Mỹ tiêu thụ trung bình 3.436g muối/ngày, tương đương 1.5 thìa cà phê muối một ngày, nhiều hơn gấp đôi so với lượng muối khuyến nghị một ngày của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ. Với một số người, muối sẽ làm tăng huyết áp – một yếu tố nguy cơ chính của bệnh đột quỵ. Nếu không tính đến tình trạng tăng huyết áp, thì những người tiêu thụ nhiều muối (hơn 4000mg/ngày) sẽ có nguy cơ bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ cao hơn gấp 2 lần so những người tiêu thụ dưới 1500mg muối/ngày (tương đương 2/3 thìa cà phê).

 

Ăn táo

Không phải tất cả các loại thực phẩm có màu trắng đều không tốt cho sức khỏe. Trong một nghiên cứu tại Hà Lan, những người tiêu thụ nhiều rau và trái cây có màu trắng hàng ngày (nhiều hơn 172g) sẽ giảm được 52% nguy cơ đột quỵ, so với những người ăn ít những loại thực phẩm này (dưới 78g). Táo và lê là hai loại trái cây có màu trắng được tiêu thụ nhiều nhất, chứa rất nhiều chất xơ và quercetin – một chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm. Các loại thực phẩm khác có màu trắng bạn cũng có thể ăn để làm giảm nguy cơ đột quỵ bao gồm: chuối, bông cải trắng, dưa chuột, hành tây, tỏi.

 

Uống cà phê với lượng vừa phải

Trong một phân tích mới đây, việc tiêu thụ cà phê vừa phải hàng ngày (1-3 cốc) có thể bảo vệ bạn khỏi nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Tuy nhiên uống nhiều hơn 6 ly cà phê một ngày sẽ không có ảnh hưởng gì lên nguy cơ đột quỵ cả. Thậm chí, uống quá nhiều cà phê còn có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ. Ngược lại, nếu bạn đã có tiền sử phình mạch não, hãy tránh uống cà phê vì cà phê sẽ làm tăng tạm thời huyết áp của bạn và có thể sẽ làm tăng nguy cơ vỡ các động mạch yếu trong não.

 

Bổ sung chất chống oxy hóa

Lượng cacao có trong socola có chứa flavonoids, một nhóm các chất chống oxy hóa có thể bảo vệ khỏi sự tổn thương mạch máu và dự phòng việc hình thành cục máu đông – yếu tố nguy cơ của bệnh đột quỵ. Một nghiên cứu tại Thụy Điển chỉ ra rằng, nam giới ăn nhiều socola (khoảng 62g) sẽ giảm được 17% nguy cơ đột quỵ, so sánh với nam giới không ăn socola hoặc ăn rất ít. Mặc dù nghiên cứu này không chỉ ra cụ thể loại socola được tiêu thụ là gì, nhưng socola đen thường sẽ có chứa nhiều cacao hơn socola trắng. Còn nếu socola không phải là món ăn yêu thích của bạn, bạn có thể uống trà xanh, trà đen, rượu vang đỏ hoặc ăn việt quất, dâu tây, tỏi, chúng cũng rất giàu flavonoids.

 

Nguy cơ từ phẫu thuật

Mỗi năm có hơn 300.000 người Mỹ tiến hành phẫu thuật thay thế khớp hông để làm giảm tình trạng đau hông và bảo toàn khả năng vận động, nhưng phẫu thuật này cũng có những mặt trái của nó, đặc biệt là với người cao tuổi. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, những người đã từng phẫu thuật thay thế khớp hông sẽ phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao hơn, đặc biệt là trong 2 tuần đầu sau phẫu thuật. Nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ sẽ tăng 4.7 lần và nguy cơ đột quỵ do xuất huyết não sẽ tăng 4.5 lần. Nguy cơ đột quỵ vẫn sẽ tăng cao hơn trong vòng 6-12 tuần sau phẫu thuật. Do vậy, các bác sỹ vẫn luôn cảnh báo những bệnh nhân lớn tuổi nên cân nhắc đến nguy cơ này trước khi tiến hành phẫu thuật.

 

Hạ huyết áp

Huyết áp bình thường rơi vào khoảng 120/80 mmHg. Chỉ số huyết áp của bạn càng gần với chỉ số này thì bạn sẽ càng tránh được nguy cơ đột quỵ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có huyết áp hơi cao hơn một chút (tiền tăng huyết áp) sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 55%. Tiền tăng huyết áp là tình trạng huyết áp tâm thu nằm trong khoảng 120 đến 139 và chỉ số huyết áp tâm trương nằm trong khoảng 80-89. Những người có chỉ số gần 139/89 sẽ có nguy cơ đột quỵ tăng 79%. Để kiểm soát chỉ số huyết áp của bạn, hãy thường xuyên luyện tập, ăn uống lành mạnh hơn, giảm cân, không hút thuốc lá và dùng thuốc hạ huyết áp (nếu bạn bị tăng huyết áp).

Đọc thêm bài viết: Dinh dưỡng phục hồi, phòng ngừa những cơn đau tim

 

Chú ý đến tình trạng lo âu, trầm cảm

Cơn đột quỵ có thể sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng trầm cảm, nhưng bạn có biết rằng, tình trạng trầm cảm cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ của bạn? Trong một nghiên cứu mới đây, những người bị trầm cảm sẽ dễ có nguy cơ đột quỵ hơn 45% và sẽ có nguy cơ tử vong vì đột quỵ cao hơn 55%. Nguyên nhân là vì những người bị trầm cảm thường có xu hướng sẽ hút thuốc nhiều, ăn uống không lành mạnh và giảm hoạt động thể chất – tất cả các yếu tố nguy cơ của bệnh đột quỵ. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, kể cả tình trạng lo âu hoặc trầm cảm mức độ nhẹ cũng làm tăng nguy cơ tử vong vì các bệnh tim mạch.

 

Ngồi thiền

Hãy dành thời gian để cơ thể và tâm trí được tĩnh tâm, bởi việc này sẽ có ích cho việc hồi phục những tổn thương của cơ thể. Trong một nghiên cứu nhỏ, những người Mỹ da đen bị bệnh tim mạch thực hành thiền 2 lần/ngày sẽ giảm được 48% nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc nguy cơ tử vong, so với những người tham gia lớp học về sức khỏe. Sau 5 năm theo dõi, những người thực hành ngồi thiền giảm được đáng kể tình trạng tức giận và giảm huyết áp.

 

Tránh không khí bị ô nhiễm

Trong một nghiên cứu gần đây, dân cư sống gần Boston có nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ cao hơn 34% vào những ngày chất lượng không khí ở mức trung bình, so với những ngày không khí có chất lượng tốt, nguy cơ này đặc biệt tăng cao sau khi tiếp xúc với khói bụi từ các phương tiện giao thông. Và mối liên quan này sẽ mạnh nhất trong vòng 12 giờ sau khi tiếp xúc.  Giả thuyết được đưa ra là việc hít vào không khí ô nhiễm sẽ làm động mạch vành ít co giãn hơn. Do vậy, nếu bạn có các yếu tố nguy cơ khác của bệnh đột quỵ, hãy tránh tham gia giao thông vào giờ cao điểm trong những ngày không khí bị ô nhiễm nặng nề.

 

Uống thuốc đúng chỉ định

Một số loại thuốc kê đơn và không cần kê đơn phổ biến có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ của bạn. Nếu bạn thường xuyên sử dụng ibuprofen, nguy cơ đột quỵ của bạn sẽ tăng gấp 3 lần so với những người dùng giả dược, theo kết quả của một nghiên cứu gần đây. Một số loại thuốc giảm đau dùng trong điều trị viêm khớp cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Phụ nữ hút thuốc và dùng thuốc tránht hai cũng có thể sẽ có nguy cơ hình thành cục máu đông, có thể dẫn đến đột quỵ. Và phụ nữ sử dụng phương pháp thay thế hormone cũng sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn những phụ nữ không dùng hormone. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, những ngườit rưởng thành dùng thuốc kích thích để điều trị chứng tăng động giảm chú ý sẽ không bị tăng nguy cơ đột quỵ, mặc dù loại thuốc này rất nổi tiếng với việc tăng huyết áp và nhịp tim.

 

Chải răng và xỉa răng

Sức khỏe răng miệng tốt cũng có nghĩa là bạn sẽ có trái tim và bộ não khỏe mạnh hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, có mối liên hệ giữa bệnh nha chu và bệnh tim mạch. Giả thuyết được đưa ra là lợi bị tổn thương sẽ khiến các vi khuẩn xâm nhập vào động mạch vành, dẫn đến hình thành các mảng bám gây tắc mạch máu. Tuy nhiên, trong một khẳng định mới đây của Hội Tim mạch Hoa Kỳ, thì chưa có đủ bằng chứng để kết luận rằng bệnh về nướu có thể gây ra bệnh tim mạch hoặc đột quỵ, hay, điều trị bệnh răng miệng sẽ làm giảm nguy cơ mắc những bệnh này.

 

Cai thuốc lá

Nếu bạn đang hút thuốc, thì bạn nên cai thuốc càng sớm càng tốt. Những người hút thuốc có nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ cao gấp 2 lần và có nguy cơ đột quỵ do xuất huyết não cao hơn 4 lần so với người không hút thuốc. Hút thuốc cũng làm giảm lượng khí oxy trong máu, khiến cục máu đông dễ hình thành hơn, trong khi, khói thuốc lá có thể gây kích ứng các động mạch, khiến các mảng bám hình thành và tích tụ trong động mạch.

 

Bổ sung vitamin D

Vitamin D rất cần thiết cho việc xây dựng xương chắc khỏe, nhưng liệu vitamin D có giúp bảo vệ não bộ của bạn hay không? Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người tiêu thụ nhiều vitamin D sẽ giảm 11% nguy cơ đột quỵ, tuy nhiên, nghiên cứu này không đo lường chính xác lượng vitamin D trong máu, mà chỉ dựa vào bảng hỏi về các loại thực phẩm giàu vitamin D. Cần có thêm nghiên cứu trên lâm sàng để xác nhận xem liệu việc dùng vitamin D hàng ngày có làm giảm nguy cơ đột quỵ và các bệnh khác hay không.

Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cùng một lối sống lành mạnh, tích cực luyện tập phù hợp với thể trạng là chìa khóa giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ trong tương lai. Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678 để được khám, tư vấn dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành. 

Thông tin thêm trong bài viết: Thực phẩm có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ

ThS. Lưu Liên Hương - Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM - Theo Health
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm