Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vùi đầu vào thế giới ảo, điện thoại... làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ gặp phổ biến ở người già, tuy nhiên gần đây có xu hướng biểu hiện sa sút trí tuệ ở người trẻ, liên quan nhiều đến lối sống lười vận động, giảm giao tiếp xã hội, nghiện bia rượu...

Chia sẻ tại hội thảo khoa học "Phương pháp phòng ngừa suy giảm vận động và sa sút trí tuệ ở người cao tuổi" diễn ra ngày 11/10 tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Trọng Lưu, Phó chủ tịch Hội phục hồi chức năng Việt Nam cho biết, sa sút trí tuệ là hội chứng của nhiều nguyên nhân dẫn tới suy giảm nhận thức, tri giác, giao tiếp, ghi nhớ... thường xảy ra ở người già, trên 60 tuổi.

Vùi đầu vào thế giới ảo, điện thoại... làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ - 1

Kiểm tra chức năng vận động ở người già.

(Ảnh: H.Hải)

Trên thế giới, khoảng 7% người cao tuổi gặp tình trạng này. Tại Việt Nam, khoảng trên 500.000 người mắc hội chứng sa sút trí tuệ.

Hội chứng có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau, trong đó phổ biến nhất là bệnh Alzheimer (chiếm 60 - 80% tổng số các bệnh nhân sa sút trí tuệ. 

Đáng nói, PGS Lưu cảnh báo, tình trạng suy giảm trí nhớ không còn gặp ở người già. Gần đây có xu hướng nhiều người trẻ có biểu hiện sa sút trí tuệ sớm, có thể gặp ở người có bệnh lý (não, đột quỵ), một số trường hợp liên quan lối sống ít vận động, giảm giao tiếp xã hội, lười tư duy, nghiện thuốc, bia rượu…thậm chí cả áp lực công việc quá lớn.

Theo PGS Lưu, trước đây, cuộc sống cởi mở hơn, các lứa tuổi có sinh hoạt tập thể, cộng đồng nhiều hơn. "Ngày nay, giới trẻ sống độc lập hơn, vùi đầu vào thế giới ảo, mỗi người một máy tính, điện thoại... làm giảm tương tác, giao tiếp, ảnh hưởng đến khả năng khả năng giao tiếp, nhận thức... lâu dần nhớ nhớ, quên quên. Đây là những nguy cơ nằm trong nhóm sa sút trí tuệ, chứ không đơn giản suy giảm trí nhớ thông thường", PGS Lưu đánh giá.

Bên cạnh đó, lối sống tiêu cực như lạm dụng thuốc giảm đau, lạm dụng chất kích thích bia rượu lâu dài dẫn tới suy giảm nhận thức, ghi nhớ, tương tác... gây thoái hóa thần kinh sớm, cuối cùng sa sút trí tuệ.

Những áp lực về công việc, căng thẳng, không đáp ứng được công việc khiến mọi người trở nên trì trệ, không tương tác, thậm chí trầm cảm, những điều này có thể dẫn tới nguy cơ sa sút trí tuệ.

"Bệnh quên có thể đến với người trẻ, trung niên, trước khi người ta già", chuyên gia nói.

Để phòng ngừa nguy cơ sa sút trí tuệ, PGS Lưu khuyến cáo phải hạn chế các nguyên nhân tiêu cực, có lối sống năng động, cởi mở, giao tiếp nhiều hơn, rèn luyện thể lực. Hãy sử dụng mạng xã hội, điện thoại có kiểm soát, dành thời gian cho vận động, giao tiếp, giảm bia rượu...Vùi đầu vào thế giới ảo, điện thoại... làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ - 2

Theo chuyên gia, tăng cường vận động là phương pháp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.

Người già cũng cần phải tăng cường vận động, vì sa sút trí tuệ có thể làm giảm vận động, suy giảm sức khỏe dẫn đến người già phải sống phụ thuộc.

"Ngay cả một người khỏe mạnh nếu nằm suốt trên giường sẽ giảm 20% sức cơ của chi dưới sau tuần đầu tiên, 40% sau tuần thứ hai và 60% sau tuần thứ ba. Sự suy giảm chức năng do không sử dụng xảy ra ở nhiều bộ phận trong cơ thể như cơ xương khớp, da, tim, cơ quan hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu. Cơ bắp bị teo và yếu cơ, các khớp bị và da bị loét này được gọi là " hội chứng khiếm dụng".

Đặc biệt đối với những người cao tuổi, từ không vận động có thể rơi vào trạng thái "không đứng dậy được", " không đi được" lúc nào không biết. Hội chứng trầm trọng hơn khi tình trạng chậm chạp, yếu cơ tiến triển và khả năng đi bộ suy giảm hơn nữa. Những suy giảm chức năng vật lý khác cũng bộc lộ rõ ràng và những suy giảm chức năng thần kinh như giảm động lực xuất hiện. Kết quả là, cuộc sống ngày càng trở nên thiếu hoạt động, dẫn đến một vòng suy thoát cuối cùng phải nằm liệt giường.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 thay đổi lối sống giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.

Tú Anh - Theo Dantri
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm