Thế nào là một chế độ ăn khỏe mạnh cho bệnh tiểu đường
Bạn có thể kiếm soát được bệnh tiểu đường của mình nếu bạn ăn uống một cách thông minh. Các loại thực phầm phù hợp có thể là một đồng minh trong cuộc chiến kiểm soát đường huyết.
Hãy nói chuyện với bác sĩ, một chuyên gia dinh dưỡng về cách theo dõi lượng carbohydrate bạn ăn mà có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, còn gọi là glucose.
Họ có thể khuyên bạn dùng chỉ sổ đường huyết. Chỉ số đường huyết xếp loại các loại thực phẩm gây tăng đường huyết. Thực phẩm nhiều đường có chỉ số đường huyết cao hơn.
Ngoài ra, hãy thử những lời khuyên sau:
Hãy ăn thực phẩm nhiều màu sắc. Đó là một cách dễ dàng để đảm bảo bạn ăn nhiều rau quả, ngũ cốc, đậu, các loại hạt và protein nạc (thịt)
Xem lượng calo của bạn. Tuổi, giới tính và mức độ hoạt động của bạn ảnh hưởng đến lượng thức ăn bạn cần ăn để tăng, giảm hay duy trì cân nặng của mình.
Ăn chất xơ. Bạn có thể lấy chất xơ từ các loại thức ăn thực vật như các ngũ cốc, rau quả, đậu, và các loại hạt. Các nghiên cứu khuyến cáo người bị đái tháo đường type 2 khi ăn chế độ giàu chất xơ có thể cải thiện lượng đường huyết và nồng độ cholesterol.
Bạn có thể ăn bao nhiêu?
Kiểm tra hàm lượng khẩu phần trên nhãn dinh dưỡng. Nó có thể ít hơn bạn nghĩ. Chỉ ăn lượng thức ăn trong theo kế hoạch bữa ăn giành cho bệnh tiểu đường của bạn. Thừa calo sẽ dẫn đến thừa mỡ và béo phì.
Không được bỏ bữa, ăn đủ số bữa chính và bữa phụ trong ngày. Hàng ngày, nên ăn các bữa vào những khung giờ giống nhau.
Chế độ ăn cùng với thay đổi lối sống để điều trị cho người bệnh bị tiểu đường
Nếu bạn có lượng cholesterol cao cùng với bệnh tiểu đường, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên theo kế hoạch thay đổi lối sống để điều trị.
Mục đích là để giảm nồng độ cholesterol, giảm cân nặng và có được sự chủ động hơn. Điều đó sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tim, căn bệnh phổ biến dễ mắc phải hơn sau khi bạn bị tiểu đường.
Theo kế hoạch thay đổi lối sống để điều trị, bạn sẽ:
Bạn cũng sẽ cần luyện tập thể dục nhiều hơn và thường xuyên tái khám.
Bạn có thể nghe ai đó nói rằng bị tiểu đường không nên ăn thêm bất kỳ loại đường nào. Trong khi một vài bác sĩ lại nói rằng, bạn hoàn toàn có thể.
Hầu hết các chuyên gia hiện nay nói rằng một lượng nhỏ đồ ngọt cũng tốt, miễn nó là một phần trong bản kế hoạch tổng thể của bữa ăn lành mạnh. Đường ăn không làm tăng lượng đường trong máu như các loại tinh bột được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm.
Hãy nhớ rằng đường là một carbohydrate. Vì vậy khi bạn ăn một loại thức ăn ngọt như bánh quy, bánh gato, hoặc kẹo, nó sẽ thay thế cho một loại carbohydrate hoặc tinh bột nào đó (ví dụ như khoai tây) mà bạn có thể ăn ngày hôm đó. Cuối cùng, tổng số gram carbohydrate quan trọng hơn là nguồn gốc của nó.
Nếu bạn dùng insulin, tinh chỉnh liều lượng carbohydrate để bạn có thể kiểm soát lượng đường huyết càng nhiều càng tốt. Bạn cần kiểm tra lượng đường sau khi ăn đồ ăn có đường.
Đọc nhãn thực phẩm để bạn biết lượng đường hoặc carbohydrate trong những thức ăn và đồ uống. Ngoài ra, kiểm tra xem có bao nhiêu calo và bao nhiêu chất béo trong khẩu phần.
Các đồ ngọt khác
Bạn có thể thêm các đồ ngọt nhân tạo vào đồ ăn và đồ uống của mình. Tuy nhiên, hãy kiểm tra cẩn thận nhãn mác bởi có những loại chứa rất nhiều carbohydrate.
Nếu cần thiết, bạn có thể điều chỉnh các loại thực phẩm khác trong bữa ăn hoặc thêm thuốc để giữ cho lượng đường huyết dưới tầm kiểm soát.
Một số đồ ngọt được gọi là ”rượu đường”, ví dụ như xylitol, mannitol, và sorbitol, có một số lượng calo và làm lượng đường huyết tăng nhẹ. Nếu bạn tiêu thụ chúng quá nhiều, bạn có thể bị đầy hơi và tiêu chảy.
Cỏ ngọt Stevia là một lựa chọn khác để làm những đồ ngọt. Đó là một sản phẩm tự nhiên mà không có calo.
Vậy còn rượu?
Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ xem liệu bạn có thể uống rượu được không Nếu bác sỹ nói bạn có thể thì thình thoảng bạn mới nên uống, vào những lúc đường huyết được kiểm soát tốt, mà không nên uống thường xuyên. Đa số các loại rượu và các đồ uống hỗn hợp đều chứa đường, và rượu còn chứa rất nhiều calo nữa.
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Thịt bò là loại thực phẩm phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể và có lợi cho sức khỏe, nhất là với một số nhóm người.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt.