Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm gì để kiểm soát áp lực khi thế giới đầy rẫy những bất ổn?

Ngay cả khi cuộc sống của bạn đang hết sức thoải mái, không tồn tại nhiều áp lực về tài chính, công việc hay các mối quan hệ...

Ngay cả khi cuộc sống của bạn đang hết sức thoải mái, không tồn tại nhiều áp lực về tài chính, công việc hay các mối quan hệ, thì tin rằng những sự kiện đáng buồn xảy ra trong nước cũng như trên thế giới trong thời gian gần đây đôi lúc vẫn sẽ khiến bạn rơi vào hoang mang với những áp lực vô hình. Không thể né tránh chúng đâu, hãy dũng cảm đương đầu và tiếp nhận theo cách riêng của mình để giảm thiểu chúng xuống mức thấp nhất. Hy vọng những lời khuyên sau đây của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn!

Khi bạn 20

Đó là lúc những xì-trét mang tên “khoảng cách thế hệ” bắt đầu lên tiếng. Bạn thường cảm thấy mệt mỏi khi không tìm được tiếng nói chung với ông bà, cha mẹ của mình. Bạn nhanh chóng kết thúc quãng đời cao đẳng, đại học và chính thức bước vào trường đời với những áp lực tìm việc, trả nợ sinh viên, rồi hẹn hò, kết hôn, sinh con… 

Lúc này, phép chữa bệnh tinh thần bằng phương pháp thiền chánh niệm có thể sẽ giúp bạn giảm bớt phần nào áp lực. Đơn giản thôi, hãy dành thời gian tọa thiền trong một căn phòng yên tĩnh, chú tâm tới những gì đang xảy ra trong hiện tại một cách không phê phán hay so sánh để thấy được bản chất thật sự của nó. Thực hành chánh niệm hàng ngày sẽ làm tan biến những tâm sở dữ như ham muốn, lo sợ, giận dữ… và nuôi dưỡng những tâm sở lành trong bạn.

Khi bạn 30

Bước sang độ tuổi 30, trách nhiệm của bản thân mỗi người đối với gia đình và xã hội cũng trở nên nặng nề hơn gấp nhiều lần. Bạn vừa phải lo thăng tiến, vừa cố gắng hoàn thành vai trò một người con hiếu thảo, người chồng/vợ tốt, người cha/mẹ hoàn hảo trong khi tất cả đều không hề dễ dàng. 

Muốn kiểm soát áp lực ở độ tuổi này, hãy thường xuyên dành thời gian cho gia đình dù ít hay nhiều để nuôi dưỡng tình thân thực sự, giải tỏa bớt áp lực từ công việc. Song song với đó, đừng quên kết giao và duy trì quan hệ với những ngýời bạn tốt sẵn sàng chia ngọt, sẻ bùi khi bạn vui vẻ hay tuyệt vọng.

Khi bạn 40

40 tuổi hay được ví von là “thế hệ bánh kẹp”. Bạn luôn phải đồng thời lo nghĩ hai câu chuyện: con cái trưởng thành từng ngày, còn cha mẹ thì già đi nhanh chóng. Đây cũng là thời điểm bạn cần nghiêm túc suy nghĩ về sức khỏe cũng như sự thay đổi tâm sinh lý của bản thân.

“Bí kíp” thoát khỏi áp lực dành cho bạn là cười nhiều hơn, cười bất cứ khi nào có thể. Một nghiên cứu từng cho hay những đứa trẻ 4 tuổi thường cười trung bình 300 lần một ngày, trong khi thật đáng buồn, những người trung niên ở độ tuổi 40 chỉ cười trung bình 4 lần một ngày. 

Hãy nhớ “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, chớ nên tiết kiệm nụ cười mà hãy tự tạo thêm nhiều niềm vui và thực sự hưởng thụ chúng bằng những nụ cười sảng khoái để cuộc sống của bạn trôi qua nhẹ nhàng, thoải mái hơn. 

Khi bạn 50 và hơn thế nữa

Bạn đang có ý định nghỉ hưu và vui vầy bên con cháu đúng không? Nếu cảm thấy đã đến lúc thì nên nghỉ ngơi thôi! Bên cạnh việc dành thời gian cho gia đình và mở rộng mối quan hệ xã hội, đừng quên đầu tư cho sức khỏe bằng cách xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp tập thể dục đều đặn nhé!

Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm