Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chảy máu sau khi quan hệ tình dục có phải dấu hiệu ung thư?

Tình trạng chảy máu sau khi quan hệ tình dục thật ra không phải lúc nào cũng là triệu chứng đáng báo động. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nó có thể do nhiễm trùng, khô, rách âm đạo,… đặc biệt là ung thư cổ tử cung.

I. Chảy máu sau quan hệ tình dục có phổ biến không?

Trên thực tế, chảy máu sau khi quan hệ là tình trạng có thể xảy ra ở mọi người, mọi lứa tuổi.

Khoảng 63% những người sau mãn kinh bị khô âm đạochảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục. Nhiều người bị viêm âm đạo cũng có thể bị chảy máu sau hoạt động “ân ái”.

Ngoài ra, có 9% những người đang hành kinh bị chảy máu sau kinh nguyệt (sau khi quan hệ tình dục).

Tuy nhiên, nếu chảy máu ít và thỉnh thoảng thường không phải là điều đáng lo ngại. Nhưng nếu bạn có một số yếu tố nguy cơ hoặc đã trải qua thời kỳ mãn kinh, thì khi phát hiện chảy máu sau khi giao hợp tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ.

II. Nguyên nhân chảy máu sau khi quan hệ tình dục

Chảy máu sau khi quan hệ tình dục ở những người trẻ chưa đến tuổi mãn kinh, thường liên quan đến cổ tử cung. Còn ở những người đã trải qua thời kỳ mãn kinh, nguyên nhân có thể đa dạng hơn. Bao gồm:

  • Cổ tử cung

  • Tử cung

  • Môi âm hộ

  • Niệu đạo

Tuy nhiên, xét về nguyên nhân, ung thư cổ tử cung là mối quan tâm hàng đầu. Điều này đặc biệt đúng với những người sau mãn kinh.

Chảy máu sau khi quan hệ tình dục

Tình trạng chảy máu sau quan hệ là cơ quan sinh dục xuất huyết sau “chuyện chăn gối”

1. Nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng có thể gây viêm các mô trong âm đạo, có thể dẫn đến chảy máu. Bao gồm:

  • Viêm vùng chậu

  • Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI)

  • Viêm cổ tử cung

  • Viêm âm đạo

2. Hội chứng niệu sinh dục thời kỳ mãn kinh (GSM)

GSM trước đây được gọi là teo âm đạo. Tình trạng này phổ biến ở những người trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh và những người đã cắt bỏ buồng trứng.

Khi bạn mãn kinh, cơ thể sẽ sản xuất ít estrogen hơn. Estrogen là hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh hệ thống sinh sản. Khi mức độ estrogen thấp, cơ thể của bạn sẽ sản xuất ít chất bôi trơn âm đạo hơn, do đó, âm đạo có thể bị khô và viêm.

Mức độ estrogen thấp hơn cũng làm giảm độ đàn hồi của âm đạo. Các mô âm đạo trở nên mỏng, lưu lượng máu ít, dễ bị rách và kích ứng. Điều này có thể dẫn đến khó chịu, đau và chảy máu khi quan hệ tình dục.

3. Khô âm đạo

Khô âm đạo có thể dẫn đến chảy máu sau khi quan hệ tình dục. Ngoài GSM, khô âm đạo có thể do nhiều yếu tố khác gây ra, chẳng hạn như:

  • Cho con bú

  • Sinh con

  • Cắt bỏ buồng trứng

  • Một số loại thuốc: thuốc cảm, thuốc hen suyễn, thuốc chống trầm cảm và thuốc kháng estrogen

  • Hóa trị và xạ trị

  • Giao hợp trước khi bạn hưng phấn

  • Thụt rửa mạnh

  • Hóa chất trong các sản phẩm vệ sinh phụ nữ, chất tẩy giặt và hồ bơi

  • Hội chứng Sjögren là một bệnh viêm tự miễn hệ thống mạn tính làm giảm độ ẩm do các tuyến trong cơ thể tạo ra.

4. Polyp

Polyp thường được tìm thấy trên cổ tử cung hoặc trong lớp nội mạc tử cung. Polyp có thể gây kích ứng các mô xung quanh và gây chảy máu từ các mạch máu nhỏ.

5. Rách âm đạo

Quan hệ tình dục, đặc biệt là quan hệ tình dục mạnh mẽ, có thể gây ra vết xước nhỏ ở âm đạo. Điều này dễ xảy ra hơn nếu bạn bị khô âm đạo do mãn kinh, cho con bú hoặc các yếu tố khác.

6. Ung thư

Chảy máu âm đạo bất thường, bao gồm chảy máu sau khi quan hệ tình dục là một triệu chứng phổ biến của ung thư cổ tử cung hoặc âm đạo.

Những bệnh ung thư này phổ biến nhất ở những người trên 50 tuổi hoặc những người đã trải qua thời kỳ mãn kinh.

Ngoài tuổi tác, các yếu tố nguy cơ khác bao gồm tiền sử gia đình mắc một trong những bệnh ung thư này, thừa cân (đối với ung thư nội mạc tử cung) hoặc hút thuốc lá, nhiễm virus HPV là một yếu tố nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Nếu bạn bị chảy máu sau khi sinh và đã trải qua thời kỳ mãn kinh, hãy đến gặp bác sĩ để xác định hoặc loại trừ ung thư.

khi nào chảy máu sau quan hệ cần gặp bác sĩ

Chảy máu nhiều kèm đau rát sau quan hệ, cần đến khám bác sĩ để được kiểm tra ngay

III. Khi nào chảy máu sau quan hệ tình dục cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn chưa mãn kinh, không có các yếu tố nguy cơ khác và chỉ có hiện tượng ra máu ít, bạn có thể không cần đi khám.

Nhưng nếu bạn bị chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Ngứa hoặc rát âm đạo

  • Cảm giác châm chích hoặc nóng rát khi đi tiểu

  • Giao hợp đau đớn

  • Chảy máu nhiều

  • Đau bụng

  • Đau lưng dưới

  • Buồn nôn hoặc nôn ói

  • Tiết dịch âm đạo bất thường

Tùy thuộc vào các triệu chứng và tiền sử tình dục của bạn, bác sĩ có thể đề nghị khám sức khỏe. Việc kiểm tra này giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân chảy máu có thể xuất phát từ thành âm đạo, cổ tử cung, niệu đạo hoặc âm hộ.

Để giúp xác định nguyên nhân gây ra chảy máu, bác sĩ cũng có thể yêu cầu các xét nghiệm, chẳng hạn như phết tế bào âm đạo, thử que thử thai và cấy âm đạo để tìm bệnh lây qua đường tình dục (STI) hoặc có thể tiến hành sinh thiết. Nếu ung thư được phát hiện, bạn sẽ được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa.

Nhưng nếu ung thư không phải là nguyên nhân gây chảy máu, bạn có thể thực hiện một số bước để xác định nguồn gốc:

  • Kiểm tra âm đạo và cổ tử cung của bạn qua máy soi cổ tử cung

  • Siêu âm qua ngã âm đạo

  • Xét nghiệm nước tiểu

  • Xét nghiệm máu

  • Kiểm tra dịch tiết âm đạo của bạn

IV. Phòng ngừa chảy máu sau khi quan hệ

gel bôi trơn gốc nước

Gel bôi trơn gốc nước giúp hạn chế tình trạng chảy máu sau quan hệ tình dục

Hầu hết mọi người sẽ sử dụng gel bôi trơn gốc nước hay gốc silicone để giúp ngăn ngừa chảy máu do khô âm đạo và ma sát trong khi quan hệ tình dục.

Nếu bạn đang sử dụng bao cao su, gel bôi trơn gốc dầu (oli-based) có thể làm hỏng bao cao su, do đó hãy sử dụng chất bôi trơn gốc nước sẽ tốt hơn.

Sử dụng kem dưỡng ẩm âm đạo thường xuyên có thể giúp giữ ẩm cho khu vực này và khiến bạn cảm thấy thoải mái.

Bên cạnh đó, nếu bạn bị khô âm đạo là do mãn kinh hoặc cắt bỏ buồng trứng, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về sản phẩm estrogen tại chỗ bao gồm kem và thuốc đặt estrogen âm đạo.

Một lựa chọn khác là một vòng estrogen. Đây là một vòng linh hoạt được đưa vào âm đạo giúp tăng lượng estrogen trong 90 ngày.

Liệu pháp hormone bằng đường uống, thay thế hormone estrogen và progestin, là một lựa chọn khác. Tuy nhiên, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích của phương pháp này.

Ngoài ra, nếu các triệu chứng chảy máu sau quan hệ của bạn có liên quan đến tình trạng sức khỏe, bạn hãy đến gặp bác sĩ để có các lựa chọn tốt nhất giúp ngăn ngừa việc chảy máu trong tương lai.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 nguyên nhân gây ngứa âm đạo.

Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 16/09/2024

    Làm thế nào để tăng cường khả năng ghi nhớ?

    Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.

  • 16/09/2024

    7 cách phòng ngừa tăng huyết áp

    Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.

  • 15/09/2024

    5 thói quen làm suy yếu hệ miễn dịch

    Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.

  • 15/09/2024

    Bổ sung vitamin K đúng cách cho trẻ em

    Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?

  • 14/09/2024

    Có nên bảo quản các sản phẩm chăm sóc da trong tủ lạnh không?

    Bảo quản đúng cách là chìa khóa để các sản phẩm chăm sóc da phát huy tối đa hiệu quả. Tránh ánh nắng trực tiếp là điều hiển nhiên, nhưng còn việc bảo quản trong tủ lạnh thì sao? Liệu đây có phải là một bước cần thiết trong quy trình chăm sóc da của bạn?

  • 14/09/2024

    Cách vệ sinh cá nhân trong và sau mùa bão lũ

    Bão lũ không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Việc duy trì vệ sinh cá nhân tốt trong và sau mùa bão lũ là vô cùng quan trọng để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các bệnh truyền nhiễm.

  • 13/09/2024

    Các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch khi thời tiết sang Thu

    Khi thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, cơ thể rất dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng với nhiều nguyên nhân. Bài viết này sẽ mách bạn một số loại thực phẩm thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch khi trời bắt đầu se lạnh.

  • 13/09/2024

    Vai trò của vitamin K2 với sức khoẻ

    Hiện nay, vitamin K2 đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng, nhất là với các bậc phụ huynh với mong muốn giúp con tăng chiều cao tốt hơn. Vậy vitamin K2 có những vai trò gì với sức khoẻ?

Xem thêm