Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cân bằng cảm xúc sau sảy thai

Việc sảy thai sẽ làm thay đổi gia đình bạn mãi mãi. Để vượt qua những tác động tình cảm do sảy thai, hãy chăm sóc bản thân thật tốt và dựa vào những hỗ trợ của người khác.

Sảy thai là một tổn thất lớn bất kể nó xảy ra khi nào hay trong trường hợp nào. Tuy nhiên thời gian có thể chữa lành những nỗi đau. Hãy để cho bản thân được cảm thấy đau buồn về việc sảy thai và chấp nhận điều đã xảy ra - đồng thời hãy hướng về tương lai.

Hiểu rõ về quá trình đau buồn

Sau khi sảy thai, bạn có thể phải trải qua hàng loạt cảm xúc, bao gồm:

  • Chối bỏ: ban đầu, bạn có thể rất khó chấp nhận điều vừa xảy ra. Bạn sẽ cảm thấy sốc hoặc mất niềm tin.
  • Tội lỗi: bạn sẽ tự hỏi liệu bạn đã có thể làm điều gì để không bị sảy thai.
  • Tức giận: dù bạn sảy thai vì nguyên nhân gì bạn cũng sẽ tức giận với chính bản thân mình, chồng, bác sĩ của bạn hay một người có quyền lực cao hơn. Bạn cũng có thể tức giận bởi sự bất công khi bị sảy thai.
  • Trầm cảm: bạn có thể phát triển một vài triệu chứng của trầm cảm- như mất hứng thú hay không hài lòng với các hoạt động hàng ngày, thay đổi giấc ngủ và thói quen ăn uống, gặp rắc rối khi tập trung và đưa ra quyết định.
  • Đố kỵ: bạn sẽ cảm thấy cực kỳ ghen tỵ với những người sắp trở thành bố mẹ. Cảm xú này có thể xuát hiện bất ngờ, vào bất cứ lúc nào bạn nhìn thấy em bé và những bà mẹ đang mang thai.
  • Khao khát: bạn có thể trải qua cảm giác trầm mặc, lo lắng kéo dài và khao khát có con. Bạn cũng sẽ tưởng tượng bạn sẽ làm gì nếu bạn có con bây giờ.

Những người thân khác như ông bà của đứa bé có thể cũng trải qua những cảm xúc tương tự như lo âu, chua xót và vô dụng.

Sự đau buồn cần có thời gian. Trong quá trình đau buồn, một vài cảm xúc sẽ qua đi rất nhanh, trong khi những cảm xúc khác lại kéo dài. Bạn có thể bỏ qua những cảm xúc không rõ ràng khác.

Bạn có thể cũng cảm thấy thất bại, như cảm thấy tức giận hay tội lỗi ám ảnh sau khi bạn nghĩ rằng bạn đã vượt qua. Trong những trường hợp nhất định như xem em bé tắm hay nhìn thấy một em bé mới sinh bạn sẽ rất khó đối mặt. Điều này là rất bình thường. Tha thứ cho bản thân trong những tình huống có khả năng gây đau đớn cho đến khi bạn sẵn sàng đối mặt với chúng.

Cố gắng điều trị

Dưới đây là một số gợi ý để giúp quá trình hồi phục của bạn dễ dàng hơn. Hãy tìm và chọn những gợi ý có thể giúp ích cho bạn.

  • Tự đưa ra quyết định: những người bạn tốt hay những người thân sẽ khuyên bạn nên xóa hết những thứ gợi nhớ đến đứa bé như quần áo hay đồ dùng cho trẻ con. Tuy nhiên, quyết định tùy thuộc vào bạn. Nếu bạn chưa sẵn sàng để vứt bỏ mọi thứ, hãy dành nhiều thời gian hơn nếu bạn cần.
  • Tạo những ký ức về em bé của bạn: bạn có thể muốn đặt tên cho con. Bạn cũng có thể cảm thấy thoải mái hơn khi tổ chức một lễ tưởng niệm, một món đồ trang sức cá nhân, trồng một cái cây hay tạo nên những ký ức khác để tưởng nhớ em bé. Bạn cũng có thể yêu cầu nhân viên bệnh viện lấy dấu tay hay dấu chân, hoặc làm lễ rửa tội và ban phước cho bé. Bạn thậm chí có thế quấn em bé và chụp một tấm ảnh với con. Một số nhiếp ảnh gia chuyên chụp các ca sảy thai cho các gia đình.
  • Vượt qua một cách chậm rãi: mọi chuyện sẽ tốt dần tốt đẹp hơn. Nếu bạn đang bị choáng ngợp bởi những ý nghĩ về tương lai, hãy tập trung vào mỗi khoảnh khắc ở hiện tại. Nếu có thể, hãy chờ đợi trước khi đưa ra một quyết định lớn lao như mua nhà hay thay đổi công việc.
  • Chăm sóc bản thân: nghỉ ngơi đầy đủ, ăn chế độ ăn lành mạnh và kết hợp với hoạt động thể lực trong hoạt động hàng ngày. Đừng tìm đến thuốc lá và rượu để làm dịu nỗi đau bạn phải trải qua. Chỉ uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Trò chuyện với chồng: đừng hy vọng chồng hay bạn đời sẽ đối phó với sự đau đớn giống cách mà bạn làm. Một trong hai bạn sẽ muốn nói về đứa trẻ và bày tỏ cảm xúc, trong khi người kia lại muốn im lặng suy ngẫm. Hãy cởi mở và chân thành với nhau để chia sẻ cảm xúc của bạn.
  • Viết nhật ký: viết ra những suy nghĩ và cảm xúc có thể làm vơi đi nỗi đau của bạn. Bạn cũng có thể viết thư, ghi chú hay làm thơ cho đứa bé hay về chính đứa trẻ.
  • Nhờ sự giúp đỡ của người khác: bạn bè và người thân có thể không biết nên nói hay giúp đỡ bạn thế nào. Hãy nói với họ khi bạn cần sự giúp đỡ. Nếu bạn muốn trò chuyện về đứa trẻ hay muốn ai đó giúp lưu giữ những ký ức về đứa trẻ, hãy để cho bạn bè và người thân biết cảm giác của bạn.
  • Tham gia một nhóm hỗ trợ: chia sẻ với những người khác cùng bị sảy thai dù là gặp trực tiếp hay trên mạng cũng làm bạn thoải mái. Một thành viên giáo sỹ hoặc cố vấn tinh thần có thể đưa ra lời khuyên và tư vấn tốt. Ông bà của đứa bé hay những người thân khác cũng nên nhận được những sự hỗ trợ tương tự.

Nếu những cảm xúc hay trầm cảm dường như kéo dài hay bạn gặp vấn đề trong khi hoàn thành các hoạt động hàng ngày, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc một cố vấn vượt qua nỗi đau để nhận sự hỗ trợ chuyên nghiệp.

Hy vọng vào tương lai

Rất nhiều phụ nữ sau khi sảy thai đã mang thai trở lại thành công. Khi nỗi đau lùi xa, bạn và bạn đời có thể nói về việc mang thai trở lại và khi nào bạn sẽ thử lại. Mang thai trở lại có thể đem đến cảm giác buồn bã vì sự mất mát đã xảy ra trước đó nhưng nó cũng có thể truyền cảm hứng cho niềm hy vọng về tương lai tươi đẹp.

Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm