Hơn một nửa số phụ nữ mang thai sẽ được gây tê ngoài màng cứng để giảm đau khi chuyển dạ. Mặc dù phương pháp này đã được chấp thuận trong đại chúng và chứng minh an toàn khi sử dụng, song nhiều phụ nữ vẫn cảm thấy ngần ngại khi chấp nhận sử dụng.
Đối với những phụ nữ đang mong chờ đến ngày chào đón đứa con thân yêu, có 2 vấn đề liên quan đến việc gây tê khi sinh mà họ vẫn lo ngại: Thứ nhất, họ cảm thấy cơ thể bị yếu đi nếu lựa chọn thủ thuật gây tê, và thứ hai (quan trọng hơn), họ cảm thấy lo lắng cho sự an toàn của bản thân cũng như cho đứa con sắp chào đời.
Mỗi người có những cảm giác với cơn đau rất khác nhau. Nếu bạn đang cân nhắc về việc sử dụng liệu pháp gây tê ngoài màng cứng, dưới đây là những câu hỏi và trả lời hay gặp nhất về thủ thuật này.
Thủ thuật gây tê ngoài màng cứng có thể ảnh hưởng như thế nào tới bà mẹ và đứa trẻ?
Mặc dù gây tê ngoài màng cứng không làm chậm quá trình co cơ tử cung hay làm gia tăng nguy cơ mổ lấy thai, tuy nhiên biện pháp này sẽ làm kéo dài giai đoạn đẩy thai ra bên ngoài trung bình là 20 phút. Biện pháp gây tê này cũng đồng thời làm tăng thân nhiệt của người mẹ và tăng nguy cơ bị sốt. Tất cả những hiện tượng này có thể làm các bác sỹ khó nhận biết được liệu sự gia tăng thân nhiệt là do việc gây tê hay là do một nhiễm trùng nguy hiểm nào có thể ảnh hưởng đến đứa trẻ.
Ưu điểm của thủ thuật gây tê ngoài màng cứng liên quan đến những phản ứng bình thường của cơ thể với cơn đau. Đau khiến cơ thể giải phóng nhiều hormon vào máu, làm tăng nhịp tim và dồn máu từ tử cung. Đau cũng khiến bạn thở nhanh và sâu khiến máu chảy khỏi nhau thai – là một phần của tử cung nơi mà đứa trẻ nhận oxy và chất dinh dưỡng. Khi việc gây tê chặn cơn đau, bạn sẽ không phải trải qua những hiện tượng trên.
Các nhà khoa học hiện nay không tìm thấy một sự khác biệt đáng kể nào về số điểm APGAR hay kết quả của những test đánh giá khác trên đối tượng trẻ sinh ra từ những bà mẹ sử dụng liệu pháp gây tê ngoài màng cứng so với những đứa trẻ sinh ra bởi những phụ nữ không sử dụng bất kỳ liệu pháp nào khi sinh.
Mặc dù một số phụ nữ sợ thủ thuật gây tê này hơn là việc sinh con, sau khi thực hiện liệu pháp gây tê này, hầu hết mọi người đều nói rằng nó dễ chịu hơn là tiêm gây tê qua đường tĩnh mạch hay phải chịu cơn đau co thắt. Cũng có nhiều người cảm thấy lo lắng về kích thước của mũi kim gây tê nhưng thực tế nó không phải là vấn đề đáng lo ngại. Lý do là các bác sỹ sẽ sử dụng một chiếc kim thật nhỏ để gây tê cục bộ ban đầu trước khi kim tiêm màng cứng được đưa vào cơ thể. Các bà mẹ có thể cảm nhận thấy hơi đau nhói trong khoảng 5 giây khi kim nhỏ gây tê cục bộ được đâm vào cơ thể. Thuốc gây tê màng cứng sẽ phát huy tác dụng sau 5 phút và đạt đỉnh trong vòng 10 phút. Do vậy, thường sẽ mất khoảng 15 phút kể từ khi bắt đầu thủ thuật gây tê này cho tới khi bạn cảm thấy không còn cảm giác đau.
Thủ thuật gây tê ngoài màng cứng được thực hiện như thế nào?
Các bác sỹ sẽ yêu cầu các bà mẹ nằm nghiêng một bên hoặc ngồi khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng. Nhân viên y tế cũng sẽ giúp bạn chọn lựa được tư thế phù hợp nhất.
Dung dịch sát khuẩn sẽ được bôi bên ngoài da, thuốc gây tê cục bộ được tiêm vào cơ thể và ngay sau đó các bác sỹ sẽ đâm mũi kim gây tê ngoài màng cứng qua khu vực đã được làm tê ban đầu (bạn có thể cảm thấy có một áp lực nhỏ tại vị trí gây tê). Ống thông được luồn vào khoang màng cứng, kim sẽ được loại bỏ và ống thông này sẽ được dán cố định vào phần lưng sản phụ. Khi sản phụ nằm xuống, thuốc tê sẽ được đẩy qua ống thông và được nối với một bơm cung cấp thuốc tê liên tục trong quá trình sinh nở.
Điều gì sẽ xảy ra nếu sản phụ di chuyển hay có cơn co thắt trong khi đang gây tê ngoài màng cứng?
Cơn co tử cung khi chuyển dạ có thể diễn ra khoảng 2 phút một. Tuy nhiên thường thì cơn co tử cung sẽ ít khi xảy ra khi đang tiến hành gây tê. Mọi chuyện sẽ vẫn ổn ngay cả khi bạn bị co thắt khi đặt ống thông vào màng cứng, do đây không phải là một thủ thuật quá phức tạp. Những phụ nữ có cử động nhỏ trong quá trình thực hiện gây tê sẽ chỉ làm chậm lại việc gây tê một chút. Tuy nhiên hầu hết mọi phụ nữ đều có thể nằm bất động đủ lâu để hoàn thành thủ thuật này.
Làm sao để biết được các kim và ống thông đều được đặt đúng vị trí và không chạm vào dây thần kinh hay tủy sống?
Các bác sỹ sẽ biết được chính xác điều này qua những thay đổi của syringe nối với kim gây tê màng cứng. Khi bác sỹ gây tê tìm được vị trí ngoài màng cứng (thường mất khoảng 60 giây), họ sẽ đưa ống thông vào khu vực đó.
Một quan niệm sai lầm khá phổ biến là người ta cho rằng kim gây tê ngoài màng cứng sẽ được đặt vào dây thần kinh hay đặt vào tủy sống. Sự thật là kim tiêm, ống thông hay thuốc chỉ được đưa vào khoang màng cứng nơi mà các dây thần kinh đi qua. Cột sống là một cấu trúc bảo vệ bao quanh khoang màng cứng. Bạn thậm chí sẽ không cảm nhận thấy ngay cả khi bác sỹ gây mê chọc kim vào phần xương của bạn. Đồng thời cũng nên lưu ý rằng sẽ rất khó để chạm kim vào bất cứ dây thần kinh nào, nhất là tủy sống. Các dây thần kinh chạy dọc theo bên của khoang màng cứng chứ không đi qua vị trí trung tâm.
Liệu sản phụ có thể đi lại được sau khi gây tê ngoài màng cứng hay không?
Chân của sản phụ thường sẽ bị tê và yếu sau khi gây tê, do vậy việc đi lại vào thời điểm này là không an toàn. Đối với hầu hết các trường hợp, các bác sỹ khuyến cáo các bà mẹ nên nằm yên trên giường sau khi sinh.
Ngoài ra, bác sỹ cũng sẽ cần phải theo dõi nhịp tim thai của trẻ thường xuyên và việc này sẽ được thực hiện tại giường bệnh.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.
Ít ai biết rằng, táo không chỉ là loại quả bổ dưỡng mà còn đóng vai trò giúp cải thiện ham muốn tự nhiên. Vậy bằng cách nào và chúng có những dưỡng chất gì tốt cho “chuyện ấy”? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về những thay đổi ở âm đạo mà phụ nữ có thể gặp phải sau khi sinh con và đưa ra những lời khuyên hữu ích để việc phục hồi sau sinh trở nên dễ dàng hơn.
Viêm tai là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ em. Mặc dù có thể tự điều trị tại nhà cho một số trường hợp nhẹ, nhưng việc hiểu rõ những gì nên và không nên làm là rất quan trọng để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Trước và trong quá trình mang thai, chị em cần bổ sung một số vi chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh chế độ ăn uống, bà bầu còn cần sự hỗ trợ của thực phẩm chức năng và viên uống vitamin tổng hợp.
Không khí lạnh kéo đến mang theo nhiều nguy cơ đối với sức khỏe tim mạch. Các cơn huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim...có khả năng bột phát, nhất là những người cao tuổi hoặc người có các bệnh lý nền. Để phòng ngừa những rủi ro liên quan và có một mùa đông ấm cúng bên cạnh gia đình, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu một số lưu ý quan trọng về bệnh tim mạch trong bài viết dưới đây nhé!
“Carcinogen” là tác nhân có khả năng gây ung thư. Đây là những chất có thể làm thay đổi cấu trúc DNA hoặc quá trình phân chia tế bào, dẫn đến sự phát triển không kiểm soát của các tế bào và hình thành khối u ác tính. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các tác nhân gây ung thư phổ biến trong bài viết dưới đây.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng với người viêm amidan. Vậy bị viêm amidan nên ăn và kiêng thực phẩm gì để chóng khỏi bệnh?