Cha mẹ nên dành thật nhiều thời gian trò chuyện với con, thậm chí từ lúc ẵm ngửa.
Tầm quan trọng của những tương tác đầu đời
Trẻ vừa chào đời đã sẵn sàng giao tiếp với thế giới, với phương thức đầu tiên là tiếng khóc. Sau đó, trẻ sơ sinh nhanh chóng học được nhiều cách biểu đạt cảm xúc, mong muốn của bản thân. Ví dụ, đến 3 tháng tuổi, đa số các em bé bắt đầu biết cười, ê a, quơ tay chân khi thích thú.
80% sự phát triển của não bộ sẽ diễn ra trong 3 năm đầu đời của trẻ với tốc độ nhanh chóng. Phụ huynh nên tranh thủ trò chuyện, tương tác thường xuyên với trẻ trong giai đoạn này. Đây là những viên gạch nền móng để bé sớm phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp.
Dĩ nhiên trẻ nhỏ chưa thể hiểu hay đáp lời cha mẹ ngay lập tức. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh có thể yên tâm rằng bé đang tiếp thu âm thanh nhanh chóng và đây là trải nghiệm đáng giá với bé sau này.
Gợi ý cách trò chuyện với trẻ nhỏ
Cha mẹ, anh chị em trong nhà có thể thử các biện pháp sau để tương tác, giao tiếp với trẻ ngay từ sớm, không cần chờ đến khi trẻ tập nói:
Tường thuật lại các hoạt động trong ngày
Trò chuyện với trẻ trong những hoạt động hàng ngày.
Đây là một trong những biện pháp dễ thực hiện nhất để trò chuyện với trẻ nhỏ, ngay từ khi trẻ còn ẵm ngửa. Khi thay tã, cho bé ăn, tắm hay đi dạo, cha mẹ có thể nói lại cho con mình đang làm gì, nhìn thấy gì… Các nghiên cứu cho thấy, cha mẹ nên nói chuyện thường xuyên, dùng nhiều từ vựng và cả cử chỉ. Việc làm này có thể giúp trẻ hình thành kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn.
Đọc sách cùng nhau
Nếu cha mẹ muốn tìm kiếm các hoạt động mang tính khoa học hơn, hãy thử đọc sách, mô tả tranh cho con nghe. Phụ huynh nên dùng nhiều ngữ điệu, giọng đọc và âm lượng khác nhau để làm phong phú thêm trải nghiệm của trẻ trong mỗi buổi đọc sách.
Tập đối đáp và làm quen với đồ vật
Với trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên, cha mẹ có thể kích thích từ vựng của trẻ phát triển bằng cách gọi tên các đồ vật xung quanh nhà. Cha mẹ nên đặt những cái tên ngắn gọn, đơn giản nhất; Lặp lại nhiều lần để trẻ ghi nhớ tốt hơn. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi, khuyến khích trẻ đáp lại bằng những tiếng bập bẹ, ê a.
Hát cho con nghe
Hát cho trẻ nghe giúp con sớm phát triển khả năng nghe và cảm thụ.
Trẻ sơ sinh đã có thể cảm nhận nhịp điệu rất tốt. Vì vậy, hát cho trẻ nghe là cách tuyệt vời để giao tiếp, trò chuyện với con từ những tháng đầu đời. Ngay cả khi bạn hát không hay, đừng lo, bé vẫn thích thú giọng nói của cha mẹ. Người thân trong nhà có thể thêm âm thanh của nhạc cụ, tiếng vỗ tay, búng tay… để trẻ có trải nghiệm đa dạng hơn.
Bắt chước giọng của con
Nếu bé chưa thể nói chuyện, cha mẹ hãy học ngôn ngữ bi bô của con. Khi trẻ phát ra những nguyên âm đơn giản như aa, oo, phụ huynh hãy hào hứng bắt chước với tông giọng giống như trẻ. Cách giao tiếp này không chỉ gây thích thú mà còn khích lệ bé cố gắng lên tiếng nhiều hơn.
Dù dùng biện pháp nào, những cuộc trò chuyện với trẻ trong năm đầu đời là thời gian quý giá và vui vẻ giữa các thành viên trong gia đình. Nếu lo ngại trẻ chậm nói (không sử dụng điệu bộ, không bắt chước âm thanh), phụ huynh nên đưa bé đi khám và can thiệp kịp thời.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Trò chuyện khi con bước vào tuổi dậy thì.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.