Táo được khuyến khích bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày, nhưng ăn thế nào cho tốt?
Vì sao táo khó tiêu hóa?
Táo giàu chất xơ
Táo là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Chất xơ hỗ trợ nhu động ruột và giảm mức cholesterol xấu (LDL). Với người đã quen với chế độ ăn uống nhiều chất xơ thì táo có thể không gây vấn đề tiêu hóa nào với họ.
Tuy nhiên, theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, việc tăng lượng chất xơ ăn vào quá nhanh hoặc ăn nhiều chất xơ một lúc (ví dụ vài quả táo) có thể dẫn đến táo bón, đầy hơi, chướng bụng và đau bụng.
Táo chứa nhiều fructose
Táo cũng chứa nhiều đường fructose (đường trái cây). Ở một số người, đường fructose trong táo gây đầy hơi và đau dạ dày, đặc biệt nếu ăn nhiều táo cùng lúc. Những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể rất nhạy cảm với fructose trong táo.
Họ có khả năng bị tiêu chảy khi ăn trái cây có nhiều fructose như táo, cherry và đào. Trẻ em uống một lượng lớn nước ép táo cũng có nguy cơ bị tiêu chảy do fructose.
Mất bao lâu để tiêu hóa táo?
Theo phòng khám Cleveland (Mỹ), thực phẩm chứa carbs hoặc đường như táo có xu hướng lưu lại trong dạ dày khoảng 30-60 phút, nhưng còn tùy thuộc vào mỗi người.
Từ đó, có thể mất từ 40-120 phút để thức ăn di chuyển qua ruột và có thể mất đến vài giờ trước khi trở thành chất thải.
Tuy nhiên, ở người có vấn đề tiêu hóa như IBS hoặc nhạy cảm với fructose, thời gian tiêu hóa có thể nhiều hoặc ít hơn tùy vào triệu chứng (ví dụ tiêu chảy hoặc táo bón).
Cách để táo dễ tiêu hơn và giảm vấn đề về tiêu hóa khi ăn táo
Gọt vỏ để giảm chất xơ trong táo.
Gọt vỏ
Có 2 loại chất xơ: Hòa tan và không hòa tan. Theo phòng khám Cleveland, táo có cả 2 loại, chất xơ hòa tan trong cùi và chất xơ không hòa tan trong vỏ. Bạn có thể gọt vỏ để giảm chất xơ trong táo, giúp giảm tác dụng phụ khi ăn quá nhiều chất xơ cùng lúc như đầy hơi và chướng bụng.
Nấu
Khi được nấu chín, các chất dinh dưỡng trong táo bị phá vỡ và dễ tiêu hơn so với ăn táo sống, tránh bị đầy hơi. Những người bị bệnh về dạ dày nên ưu tiên ăn táo nấu chín hơn là táo sống.
Chú ý khẩu phần ăn
Cần chú ý khẩu phần ăn uống, đặc biệt với người bị IBS, nhạy cảm với đường fructose trong táo nên hạn chế lượng táo ăn mỗi ngày, chỉ nên ăn một quả táo cỡ vừa. Ăn nhiều hơn trong một lần có thể gây các vấn đề tiêu hóa.
Uống nhiều nước
Theo phòng khám Cleveland, uống nhiều nước khi ăn thực phẩm giàu chất xơ như táo giúp ngăn ngừa táo bón. Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Mỹ, lượng nước nên cung cấp mỗi ngày là 3,7L đối với nam giới trưởng thành và 2,7L đối với phụ nữ. Lượng nước này không chỉ trong nước uống thông thường, mà còn từ trái cây, các món ăn...
Đi dạo
Tập thể dục nhẹ nhàng, đơn giản là đi dạo sau ăn được xem như phương pháp tự nhiên hiệu quả để cải thiện đầy hơi, chướng bụng vì hỗ trợ thức ăn di chuyển đúng cách trong đường tiêu hóa.
Nhâm nhi trà
Một số trà thảo mộc giúp giảm đầy hơi và chướng bụng, trong đó có sự kết hợp của bạc hà, gừng và hoa cúc. Lưu ý, với người bị trào ngược acid, bạc hà đôi khi có thể khiến triệu chứng nặng hơn).
Uống thuốc không kê đơn (OTC)
Nếu bị tiêu chảy do ăn táo, bạn có thể tham khảo dùng thuốc chống tiêu chảy không kê đơn. Bạn cũng nên hạn chế rượu, đồ uống chứa caffeine, đồ ăn cay và đồ chiên rán để tình trạng tiêu chảy giảm bớt.
Nếu sau khi áp dụng các biện pháp trên, tình trạng tiêu chảy, khó tiêu, táo bón hoặc chướng bụng vẫn tiếp diễn sau khi ăn táo, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị phù hợp.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 cách tránh các vấn đề tiêu hóa vào mùa hè.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.