Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bổ sung estrogen liệu có gây tăng cân?

Một số chị em phụ nữ cần bổ sung estrogen qua liệu pháp hormone, thực phẩm chức năng. Liệu việc làm này có ảnh hưởng tới cân nặng của phái nữ hay không?

Các biện pháp làm tăng estrogen trong cơ thể có khiến chị em tăng cân hay không?

Các biện pháp bổ sung estrogen hiện nay

Estrogen đóng vai trò quan trọng với sức khỏe sinh sản của phái nữ cũng như quá trình phát triển cơ và xương. Hormone sinh dục nữ này giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, tác động tới đường tiết niệu, đường sinh sản và các mô ngực.

Tuy estrogen được sản sinh trong cơ thể, một vài trường hợp cần nâng cao nồng độ estrogen bằng cách cải thiện chế độ ăn uống, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung estrogen.

Thực phẩm bổ sung estrogen

Một số thực phẩm như đậu nành, thảo dược giúp bổ sung estrogen giàu dưỡng chất từ thiên nhiên

Một số thực phẩm như đậu nành, thảo dược giúp bổ sung estrogen giàu dưỡng chất từ thiên nhiên.

Biện pháp đầu tiên để tăng estrogen trong cơ thể là ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ và sản phẩm từ đậu nành. Các vi chất như vitamin E, B, D và boron cũng có thể giúp cơ thể sản sinh estrogen hiệu quả hơn.

Một số thực phẩm chứa chiết xuất cỏ ba lá đỏ (red clover), thiên ma (black cohosh) hay DHEA (hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận) được cho là có lợi với hormone sinh dục nữ. Dù sản phẩm này không phải là thuốc, chị em vẫn cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung estrogen.

Liệu pháp hormone

Đặc biệt, với chị em tuổi mãn kinh, đôi khi, bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp hormone estrogen (kem bôi, miếng dán hoặc viên uống) để cải thiện các triệu chứng khó chịu do mãn kinh.

Theo BS Cynthia Stuenkel – giáo sư lâm sàng tại Trường Y, Đại học California San Diego (Mỹ), lợi ích của liệu pháp hormone có ích cho tình trạng bốc hỏa, rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc và khô âm đạo.

Liệu pháp thay thế hormone là giải pháp khắc phục những triệu chứng khó chịu của thời kỳ tiền mãn kinh

Liệu pháp thay thế hormone là giải pháp khắc phục những triệu chứng khó chịu của thời kỳ tiền mãn kinh.

Tuy nhiên, bất cứ liệu pháp nào ảnh hưởng tới nội tiết tố trong cơ thể đều có thể đi kèm một số nguy cơ và tác dụng phụ. Bác sĩ sẽ cân nhắc những nguy cơ như ung thư vú, đông máu, bệnh tim mạch và tiền sử của chị em trước khi chỉ định.

Liệu bổ sung estrogen có gây tăng cân?

Một trong những tác dụng phụ nhiều chị em lo ngại khi bổ sung estrogen là nguy cơ tăng cân. BS Stuenkel cho hay, nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng estrogen trong thuốc tránh thai hay các liệu pháp hỗ trợ sức khỏe mãn kinh đều không gây tăng cân.

Tuy nhiên, hormone sinh dục như estrogen hay testosterone đều có ảnh hưởng tới vị trí tích mỡ trên cơ thể. Estrogen tăng cao thường gặp ở người có tỷ lệ mỡ cơ thể cao, đặc biệt ở nửa đầu của thai kỳ. Nồng độ estrogen tăng cao tới mức dư thừa có thể khiến chị em tăng cân, đặc biệt là ở vùng eo, hông và đùi.

Trái lại, estrogen suy giảm quá mức ở phụ nữ tuổi mãn kinh lại có liên quan tới tình trạng tăng cân, tích mỡ bụng. Vì vậy, duy trì estrogen ở mức cân bằng là cách tốt nhất để giữ cân nặng ổn định.

Chị em nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đánh giá các triệu chứng, sử dụng biện pháp bổ sung estrogen phù hợp để tránh những tác dụng phụ nghiêm trọng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hormone có thể ảnh hưởng đến cân nặng.

Quỳnh Trang - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm