Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách phòng ngừa cúm hiệu quả theo y học Ayurveda Ấn Độ

Mùa cúm vẫn đang kéo dài với những diễn biến phức tạp. Trẻ em, phụ nữ đang mang thai và người cao tuổi là các đối tượng có nhiều nguy cơ bị biến chứng do cúm nhất. Y học Ayurveda Ấn Độ đã có những lời khuyên để phòng ngừa cúm hiệu quả.

Cách phòng ngừa cúm hiệu quả theo y học Ayurveda Ấn Độ

Cách phòng ngừa cúm hiệu quả theo y học Ayurveda Ấn Độ

Ayurveda trong tiếng Phạn được hiểu là "tuổi thọ được xây dựng trên nền tảng kiến ​​thức" hay "khoa học của sự sống"

Ayurveda là một hệ thống y học hàng nghìn năm tuổi của Ấn Độ. Theo Ayurveda, trẻ em và người cao tuổi có hệ thống miễn dịch tinh tế nhất và dễ bị tổn thương hơn trước những nguy hiểm của bệnh tật, trong đó có bệnh cúm. Giống như các nền y học khác, Ayurveda luôn nhận định rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và phòng ngừa cúm nên bắt đầu ngay từ sớm.

Ayurveda liên kết tất cả các bệnh có liên quan tới một tình trạng gọi là “ama”. Các chuyên gia Ayurveda cho rằng ama là “mẹ của tất cả các bệnh”. Ama là sản phẩm phụ của việc tiêu hoá thức ăn kém, gây ra bởi: Ăn khi không đói, ăn quá nhiều, ăn uống khi bị khó chịu, vừa đi vừa ăn, chế biến thực phẩm quá mức và ăn các loại thực phẩm trái mùa. Kết quả là thực phẩm dính, tắc nghẽn, chỉ tiêu hóa phân nửa sẽ đi vào hệ thống tuần hoàn và làm tắc nghẽn các kênh. Các triệu chứng ngắn hạn có thể là biếng ăn, táo bón hoặc tiêu chảy, chán nản, đầu óc lơ đễnh… và cuối cùng là khiến hệ miễn dịch bị suy yếu.

Cách phòng ngừa cúm hiệu quả theo y học Ayurveda Ấn Độ - Ảnh 1

Tuy trong các văn bản cổ của Ayurveda không có đề cập đến “cúm”, nhưng chúng vẫn đề cập đến ama với triệu chứng sốt và giống cúm. Vì vậy, để ngăn chặn ama cũng như phòng ngừa cúm, bạn cần cải thiện tiêu hóa, tăng hấp thu thức ăn, hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh:

1. Ăn thực phẩm chính mùa

Cúm thường gặp vào mùa Đông và Xuân. Vì vậy, hãy chọn những loại rau củ quả chính vụ vào mùa này, nấu chín chúng để cơ thể dễ tiêu hóa. Nên ăn các món soup, hầm, rau nấu chín, đậu và cơm. Tránh các thực phẩm tươi sống, lạnh và rắn. Chỉ nên ăn các món salad vào mùa Hè. Vào mùa cúm, bạn nên tích cực tiêu thụ các loại sốt hat soup nóng, trà nóng và nước ấm.

2. Không ăn quá nhiều

Ăn quá nhiều có thể gây quá tải cho dạ dày và khiến nó bị bục, vỡ. Hãy ăn chậm, nhai kỹ, lắng nghe cơ thể của bạn và dừng ăn khi đã thấy lo. Ví dụ, ợ hơi chính là tín hiệu dạ dày gửi tin nhắn tới não để ngừng ăn.

3. Chỉ ăn khi đói

Cách phòng ngừa cúm hiệu quả theo y học Ayurveda Ấn Độ - Ảnh 5

Ayurveda mô tả cơn đói như một ngọn lửa, và dạ dày cũng giống như một cái bếp đốt bằng củi. Khi ngọn lửa này đã sẵn sàng, bạn hãy ăn một cái gì đó. Nếu bạn không đói, điều đó có nghĩa là bếp không có lửa (acid và enzyme tiêu hoá) để biến thực phẩm thành chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể sử dụng. Điều này sẽ để lại cho cơ thể các chất thừa, không được tiêu hóa và cơ thể sẽ phải tốn sức để loại bỏ.

4. Không ăn thức ăn “rác”

Thức ăn “rác” là một từ tiếng lóng mang tính chất miệt thị để chỉ về những đồ ăn có mức dinh dưỡng thấp nhưng lại có quá nhiều chất không tốt cho sự phát triển lành mạnh của cơ thể, đặc biệt là các thực phẩm chế biến sẵn. Tốt nhất, bạn chỉ nên ăn các thực phẩm tươi sau khi đã nấu chín.

5. Ăn một cách thoải mái

Hệ thống thần kinh có mối liên hệ mật thiết với đường ruột. Vì vậy, nếu bạn ăn khi tức giận, đau khổ hoặc căng thẳng, cơ thể sẽ không thể tiêu hóa thức ăn đúng cách. Hít sâu, thư giãn cơ thể, tắt các thiết bị điện tử và ăn trong một môi trường yên tĩnh sẽ có lợi hơn. Bởi lẽ, cách bạn ăn cũng quan trọng như những gì bạn ăn!

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hiểu rõ về CÚM để bảo vệ bản thân và gia đình

 
Biết Tuốt - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm