Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách nhận biết cơn đau bụng do sỏi mật

Có hàng loạt vấn đề về tiêu hóa có thể gây ra triệu chứng đau bụng. Khi bị đau bụng trên bên phải sau khi ăn hoặc sau khi thức dậy, bạn có thể nghi ngờ nguyên nhân do sỏi túi mật.

Triệu chứng ban đầu của sỏi túi mật rất mờ nhạt, khó phát hiện sớm.

Cơn đau bụng do túi mật

Túi mật là một cơ quan nhỏ hình quả lê, nằm ở phần trên bên phải bụng, ngay dưới gan. Túi mật tiết ra dịch mật (hỗn hợp chứa chủ yếu là cholesterol, bilirubin và muối mật), tham gia vào quá trình hỗ trợ tiêu hóa và phân giải chất béo. Nếu dịch mật chứa quá nhiều một trong những thành phần trên, chúng sẽ hình thành những tinh thể rắn với kích thước khác nhau, gọi là sỏi mật.

Theo BS. Christine Lee – chuyên gia tiêu hóa tại hệ thống y tế Cleveland Clinic (Mỹ), đa số người bệnh có sỏi mật khó có thể biết được tình trạng túi mật của mình. Chỉ đến khi chúng chặn con đường vận chuyển dịch mật hoặc đi ra khỏi túi mật, gây tắc nghẽn hệ mật có thể gây ra áp lực ở cơ quan này, gây viêm túi mật.

Cơn đau bụng cảnh báo bệnh mật thường bắt đầu từ vùng bụng trên bên phải. Tuy nhiên, một vài trường hợp có thể thấy đau ở giữa ngực hoặc bụng, dễ nhầm lẫn với cơn trào ngược, viêm loét dạ dày, thậm chí là nhồi máu cơ tim.

Cơn đau do sỏi túi mật thường xuất hiện sau bữa ăn nhiều dầu mỡ

Cơn đau do sỏi túi mật thường xuất hiện sau bữa ăn nhiều dầu mỡ.

Theo BS. Lee, một vài dấu hiệu sau cảnh báo túi mật đang có vấn đề:

  • Đau bụng trên bên phải, ngay dưới xương sườn, cơn đau lan ra vai phải hoặc lưng.

  • Đau bụng, khó chịu sau khi ăn: Tình trạng này thường xảy ra 15-20 phút sau khi ăn, nhất là khi bữa ăn có nhiều dầu mỡ và quá thịnh soạn. Cơn đau sau đó kéo dài từ 30 phút tới 2 tiếng.

  • Đau bụng nửa đêm: Đôi khi cơn đau do túi mật phát sinh bất chợt về đêm, khiến người bệnh đau đến tỉnh giấc.

  • Triệu chứng đau nhức kéo dài, đau cùng vị trí và vào những thời điểm nhất định (ví dụ như sau khi ăn).

Ngoài ra, sỏi mật còn có thể khiến người bệnh buồn nôn, sốt.

Xử trí thế nào với cơn đau bụng do túi mật?

Rất nhiều bệnh lý đường tiêu hóa khác có thể gây ra triệu chứng tương tự sỏi mật, viêm túi mật. Cơn đau do túi mật không kéo dài, chúng có thể tái phát đi kèm nhiều biến chứng nguy hiểm. Bạn không nên chủ quan mà hãy thăm khám sớm, nhất là khi bị đau dữ dội kèm vã mồ hôi, khó thở, sốt, nôn ra máu hoặc có máu trong phân.

Khi phát hiện ra sỏi túi mật, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với cá thể người bệnh nhất. Bên cạnh các phương pháp tán sỏi, lựa chọn phổ biến là phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Dịch mật sẽ chảy ra khỏi gan qua ống gan và ống mật chủ, trực tiếp đi vào ruột non và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. BS Lee khẳng định, bạn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh mà không có túi mật.

Sau khi cắt bỏ túi mật người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để nhanh phục hồi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Con bị đau bụng do sỏi mật, mẹ phải làm sao?

Quỳnh Trang - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 09/10/2024

    Dấu hiệu thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất phổ biến và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

  • 08/10/2024

    Các nhóm thực phẩm giúp mái tóc khỏe đẹp

    Mái tóc khỏe đẹp, mượt mà phản ánh tình trạng sức khỏe. Khi cơ thể thiếu một số chất sẽ khiến mái tóc yếu rụng... Dưới đây là một số nhóm thực phẩm giúp mái tóc mượt.

  • 08/10/2024

    Hội chứng Apert

    Hội chứng Apert là một rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra sự phát triển bất thường của sọ. Trẻ em mắc hội chứng Apert được sinh ra với hình dáng sọ và khuôn mặt biến dạng, đi cùng nhiều khuyết tật khác. Phẫu thuật tạo hình có thể giúp sửa một số bất thường xương mặt.

  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

Xem thêm