Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách lựa chọn ghế văn phòng cho phù hợp với cột sống

Trong số chúng ta chắc sẽ có rất nhiều người dành phần lớn thời gian trong ngày để làm việc trên ghế văn phòng, đây là một tư thế làm tăng áp lực lên các cấu trúc của cột sống.

Vì thế để tránh tạo ra và làm trầm trọng thêm vấn đề của lưng, điều quan trọng là chúng ta có một chiếc ghế phù hợp với sinh lý của cột sống và của từng người và nó giúp trợ giúp cho phần thắt lưng của bạn cũng như tạo nên một tư thế tốt.

Hình ảnh minh họa cho thấy tư thế ngồi tạo áp lực lớn lên đĩa đệm hơn so với khi đứng/nằm

Sau đây là một số đặc tính của ghế văn phòng bạn cần lưu ý:

Chiều cao ngồi: chiều cao của ghế văn phòng nên dễ dàng thay đổi được, ghế có đòn bẩy hơi để thay đổi độ cao là cách dễ dàng nhất để làm việc này. Chiều cao ngồi của ghế nên điều chỉnh được từ 38 – 50 cm (tính từ sàn nhà đến mặt ghế) là phù hợp nhất với đa số người. Điều này cho phép người dùng có thể đặt bàn chân lên mặt sàn nhà, với đùi song song với sàn nhà và tay ngang bằng với mặt bàn.

Chiều rộng và chiều sâu của ghế: phần mặt ghế nên đủ rộng và sâu để làm cho người dùng cảm thấy thoải mái. Thông thường độ rộng của ghế là 45 đến 50 cm là tiêu chuẩn. Độ sâu của ghế (tính từ phía trước tới phía sau của mặt ghế ) cần đủ cốt để người dùng có thể ngồi với phần lưng của họ tựa vào phần lưng của ghế trong khi đó vẫn còn thừa được từ 5 – 10 cm từ mặt sau của gối (khoeo chân) tới bờ trước của mặt ghế. Ghế nên có thể điều chỉnh được độ nghiêng ra trước và ra sau.

Hỗ trợ cho lưng: phần hỗ trợ cho thắt lưng của ghế là một phần rất quan trọng. Cột sống thắt lưng là một đường cong hướng vào trong (nhìn từ phía sau) và khi ngồi trong một thời gian dài mà không có sự hỗ trợ cho đường cong thắt lưng này thì sẽ có xu hướng dẫn tới phần thắt lưng bị thõng xuống (đường cong này bị phẳng/ thắt lưng bị phẳng so với đường cong sinh lý) do đó nó sẽ làm căng các cấu trúc của cột sống thắt lưng. Một chiếc ghế văn phòng tốt nên điều chỉnh được phần hỗ trợ thắt lưng này (cả chiều cao và độ sâu) để mỗi người dùng đều có thể điều chỉnh được cho phù hợp với cột sống của từng người.

Lưng ghế: phần này nên rộng từ 30 đến 48 cm. Nếu lưng ghế được tách biệt với mặt ghế thì nó nên điều chỉnh được chiều cao và góc. Phần lưng ghế nên hỗ trợ cho các đường cong sinh lý của cột sống, đặc biết là đường cong vào trong của cột sống thắt lưng. Nếu ghế có phần tựa lưng và mặt ghế là cùng một tấm thì phần lưng ghế nên có thể điều chỉnh được góc ra trước, ra sau và có khóa để đảm bảo nó không ngả ra sau quá mức.

Hình ảnh minh họa một số đặc tính ghế ngồi văn phòng

Vật liệu làm mặt ghế: vật liệu làm mặt ghế và phần lưng tựa nên có những miếng gối độn mềm để giúp người dùng cảm thấy thoải mái trong thời gian dài ngồi làm việc. Tốt hơn hết là chúng được làm từ loại vải thông thoáng hơn là bề mặt cứng.

Tay ghế: phần tay ghế cũng nên điều chỉnh được, phần tay ghế cho phép tay người sử dụng để thoải mái với phần vai được thả lỏng. Khi chúng ta đánh máy tính thì phần khuỷu và cánh tay tỳ nhẹ nhàng lên tay ghế và bàn tay không nên để tỳ lên tay ghế.

Phần xoay của ghế: ghế nên có thể dễ dàng xoay hai phía một cách dễ dàng sao cho người dùng có thể với lấy đồ ở các khu vực khác nhau của bàn mà không gây căng cơ.

TS.BS. Nguyễn Hoàng Long - Theo benhcotsong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm