Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

LÀ CHÍNH MÌNH: Liệu trung thực có phải là khôn ngoan nhất?

Bạn phải có khả năng là chính mình và thể hiện bản thân như con người thật của bạn và đối tác của bạn phải trung thực chấp nhận điều này.

Điều gì là tốt nhất cho sự thành công của mối quan hệ dài hạn, và quan điểm phổ biến nhất là sự trung thực. Sự khôn ngoan đang thịnh hành đó cho rằng trung thực là quan trọng và cốt yếu để cho mối quan hệ thành công. Bạn phải có khả năng là chính mình và thể hiện bản thân như con người thật của bạn và đối tác của bạn phải trung thực chấp nhận điều này.

Khi 2 bạn đi mua sắm, cô ấy hỏi “Liệu cái áo này có làm em trông béo không?” và bạn nên nói “Ừ, nhưng không làm em béo bằng hầu hết những cái áo khác của em”? Sự trung thực được đánh giá quá cao. Sau tất cả, những người đang yêu cuồng nhiệt thường lý tưởng hóa và đánh giá quá cao đối tác của họ – liệu điều này có nhất thiết là xấu? Tại sao tình yêu làm chúng ta nhìn mỗi người là tốt hơn con người thật của chúng ta, liệu nhìn đối tác chính xác như con người thật của họ là tốt nhất để mối quan hệ thành công?

Thực tế có 2 quan điểm khác nhau về vai trò của sự trung thực trong sự thành công của những mối quan hệ. Một quan điểm cho rằng trung thực là khôn ngoan nhất: nếu hai người hiểu nhau hoàn toàn và đúng đắn, truyền thông tất cả những cảm xúc của họ và chấp nhận mỗi người như con người thật của họ. Quan điểm kia cho rằng con người ta nên lý tưởng hóa lẫn nhau và nhìn người yêu dưới một ánh sáng thành kiến tích cực.

Trong tình yêu đam mê, hai người nhìn chung có một quan điểm rất tích cực, thậm chí bị bóp méo về nhau. Hơn nữa, những người yêu nhau có xu hướng khuyến khích và giúp đỡ nhau để nhìn người kia theo cách lý tưởng. Vào những ngày hẹn hò, họ mặc những bộ đồ đẹp nhất của họ và có những hành xử đẹp nhất: chín chắn, sâu sắc, duyên dáng, quyến rũ, ân cần…một phụ nữ có thể cẩn thận muốn để bạn trai chỉ nhìn cô với mái tóc được chải kỹ và đã trang điểm. Một người đàn ông có thể có những từ ngữ bóng bẩy và kiểm soát những ý kiến của anh ta để tạo được ấn tượng tốt.

Vì những hành động đó, những người mới bắt đầu yêu với một hình ảnh lý tưởng hóa về nhau. Những sự ảo tưởng đó có thể rất khó để kéo dài theo thời gian. Nhưng liệu mọi người có nên nhanh chóng trở nên trung thực? Có lẽ. Bạn có thể cảm thấy bất an nếu đối tác chưa bao giờ nhìn thấy con người “thật” của bạn và họ chỉ biết về những hành vi tốt nhất của bạn. Bạn có thể cảm thấy nếu người đó phát hiện ra bạn thực sự là ai, anh/cô í có thể từ chối và bỏ rơi bạn. Tình yêu giữa Charles và Diana có thể đã bắt đầu với sự lý tưởng hóa về nhau nhưng câu chuyện tình thần tiên kết thúc và thực tế nhảy vào, những vấn đề bắt đầu nảy sinh.

Câu hỏi khác là, liệu bạn có nên cố gắng giữ gìn hình ảnh được lý tưởng hóa của đối tác về bạn càng lâu càng tốt? Hay là bạn nên tiết lộ cái tôi thực sự của bạn với tất cả những khiếm khuyết và tìm kiếm sự chấp nhận theo cách đó?

Ngiên cứu đã đem đến những câu trả lời mâu thuẫn. Nghiên cứu của William Swann và các cộng sự của ông (Swann, 1985, 1987) tìm kiếm và cho thấy con người khao khát được người khác nhìn họ như con người thực của họ. Và hầu hết mọi người nhìn bản thân họ dưới một ánh sáng tích cực bị bóp méo, do đó điều này không hoàn toàn là sự trung thực. Nghĩa là mọi người có xu hướng nhìn bản thân là tốt hơn con người thực của họ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy những vai khác nhau được áp dụng trong hẹn hò đối lập với hôn nhân. Khi hẹn hò, mọi người muốn người yêu của họ xem họ dưới ánh sáng tốt đẹp nhất. Trong hôn nhân, họ muốn đối tác nhìn họ như con người thực của họ.

Ngược lại, các nghiên cứu của Murray và Holmes (1993, 1994; Holmes, 2004; Murray, Holmes, & Griffin, 1996) ủng hộ quan điểm lý tưởng hóa. Trong các nghiên cứu của họ, các cặp đôi được đánh giá họ lý tưởng hóa về nhau nhiều như thế nào cũng như sự thỏa mãn của họ trong mối quan hệ. Các nhà nghiên cứu đã theo các cặp đôi trong nhiều tháng để xem liệu họ vẫn hẹn hò và nếu vậy họ đang làm gì. Họ phát hiện thấy những người xem người yêu theo cách tích cực nhất đã có những mối quan hệ hạnh phúc nhất – và lâu bền nhất (đó là, ít có khả năng chia tay). Hơn nữa, sự lý tưởng hóa dường như là nguyên nhân quan trọng. Có một quan điểm rất tích cực về người kia ở giai đoạn một dẫn đến một mối quan hệ hạnh phúc hơn ở giai đoạn 2, nhưng một mối quan hệ hạnh phúc ở giai đoạn một không dự đoán một quan điểm tích cực về đối tác ở giai đoạn 2. Phát hiện này nhất quán với phong cách tăng cường mối quan hệ: những người xem nhẹ những điểm yếu của đối tác và nhấn mạnh những điểm tốt của đối tác đã có những mối quan hệ hạnh phúc hơn.

Một sự giải quyết cho những phát hiện dường như khác nhau đó liên quan đến những khía cạnh nào của cái tôi được đánh giá (Swann, 1998). Các nghiên cứu của Swann đánh giá những đặc điểm cụ thể của cái tôi, trong khi Murray và Holmes đánh giá cái chung, cái toàn thể. Do đó nó có lý khi cả hai phát hiện đều đúng. Mọi người có thể muốn người yêu xem họ một cách đúng đắn, chính xác ở những điều nhỏ bé nhưng vẫn có một quan điểm chung tích cực về họ. Tốt hơn cho đối tác của bạn biết chính xác liệu bạn có giỏi sửa xe, cân bằng chi tiêu, đến đúng giờ hoặc có cách cư xử lịch sự và tôn trọng với đối tác hay không. Nếu đối tác của bạn đánh giá quá cao bạn ở bất kỳ khía cạnh nào nói trên thì đó có thể là vấn đề! Nhưng đồng thời, bạn có lẽ muốn đối tác nghĩ rằng bạn nhìn chung là một con người tuyệt vời. Nếu đối tác có một quan điểm được thổi phồng về bạn là người tử tế như thế nào, thông minh ra sao hoặc quyến rũ…thì điều này có thể giúp mối quan hệ của bạn tồn tại.

Do đó, có lẽ nó là một quan điểm hay khi bạn vẫn giữ những hành động đẹp nhất của bạn trong một khoảng thời gian tương đối dài. Các mối quan hệ sẽ được lợi khi người ta có thể duy trì những quan điểm tích cực cao về nhau.

Những cuộc hôn nhân của những người ở tầng lớp trung lưu thời Victoria (cuối thế kỷ 19, trước thế chiến I) thường bị chế nhạo là già vờ và khoe khoang. Ở những cuộc hôn nhân đó, vợ và chồng sẽ ăn mặc chỉnh tề để ăn tối với nhau. Họ đôi lúc nói chuyện với nhau theo lối trang trọng. Họ không nói hết tất cả những cảm xúc của họ cho nhau mà giữ một số khoảng cách. Họ cố gắng giữ những hành động đứng đắn ngay cả khi ở một mình với nhau. Theo ý nghĩa này, họ vẫn giữ những hành động tốt đẹp nhất của họ, đến nỗi những cuộc hôn nhân đã kéo dài 5 hoặc 25 năm nhưng họ vẫn hành xử như thể họ đang tán tỉnh. Thời hiện đại, những hành động kiểu đó có vẻ ngớ ngẩn để có một mối quan hệ gắn bó với một ai đó. Quan điểm hiện đại nghĩ rằng con người nên chia sẻ mọi thứ về bản thân họ.

Nhưng có lẽ những cách cư xử thời Victoria xứng đáng được xem xét lại. Trong thực tế, tầng lớ trung lưu thời đó đã có những cuộc hôn nhân kéo dài nhất trong lịch sử phương Tây (Macfarlane, 1986; Shorter, 1975, 1982; Stone, 1977). Làm thế nào bạn có thể làm một mối quan hệ chịu đựng được những 40 năm? Có lẽ những người thời Victoria đã có một giải pháp có căn cứ: Có những hành động đẹp nhất.

Nghiên cứu của Murray và cộng sự ủng hộ quan điểm này. Thay vì bắt đối tác chịu đựng cái phần xấu nhất của bạn, như ngồi trên salon với cái quần bẩn và gãi mông, hoặc nói toẹt ra những suy nghĩ hoảng loạn của bạn, bạn muốn giúp đối tác tiếp tục lý tưởng hóa về bạn. Ở buổi hẹn đầu tiên, hầu hết mọi người ăn mặc và hành xử cẩn thận để gây ấn tượng tốt nhất. Có lẽ nếu họ tiếp tục làm như vậy trong suốt nhiều năm của mối quan hệ cam kết và hôn nhân thì họ sẽ có được những kết quả tốt hơn.

Theo tamlyhoctoipham.com
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm