Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đau thắt lưng và quần vợt

Theo liên đoàn quần vợt thế giới (International Tennis Federation), đau thắt lưng là nguyên nhân phố biến hay gặp ở những người chơi quần vợt, gồm nhiều nguyên nhân khác nhau: như do sai tư thế, mất chức năng cơ (mất cân bằng, cơ yếu), quá tải, mất vững, và mất chức năng khớp ở vùng thắt lưng.

Trong quần vợt, sự kết hợp của xoay, xoắn vặn, gấp và ưỡn ở vùng lưng trong các hiệp đấu có thể gây nên các vấn đề đau lưng.
Khoảng 95% các trường hợp đau lưng là những bất thường cơ năng không đặc trưng và cần phải có những kiểm tra chẩn đoán thêm, vì vậy tại sao chúng được gọi là không đặc trưng, chúng gồm những căng giãn cơ hoặc bong gân ở vùng lưng. Đau thắt lưng đặc trưng được định nghĩa là những đau mang tính thực thể do những bất thường của cấu trúc cột sống như thoát vị đĩa đệm, gẫy xương hoặc u xương cột sống.

Triệu chứng

Những triệu chứng phổ biến như đau mạnh, đột ngột hoặc dai dẳng, tưng tức ở vùng thắt lưng, đôi khi chỉ ở một phía, có thể đau nhiều lên khi vận động. Đứng, ngồi hoặc đi lâu có thể làm đau tăng. Đau có thể lan xuống háng, mông,  hoặc mặt sau đùi. Thông thường, kèm theo co cứng khối cơ lưng.

Chăm sóc ban đầu

Nghỉ ngơi, thuốc và chườm lạnh được khuyên dùng để giảm đau và giãn cơ. Nghỉ ngơi quá 2 ngày là không nên, vì điều này có thể có hại đối với xương, mô liên kết, cơ và hệ thống tim mạch.

Trong một số ít trường hợp nặng, hoặc đau kèm với những triệu chứng khác, như đau như dao đâm ở chân lan xuống bàn chân, cảm giác thắt chặt, tê hoặc yếu chân cần đi khám bác sĩ chuyên khoa cột sống ngay.

Cách bảo đảm để phục hồi tốt nhất

Khi đau và co cứng giảm bớt, những bài tập để tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt được thực hiện, được xây dựng trên 3 bước từ nhẹ tới nặng

Bước 1: cải thiện chức năng thông thường

Ngay khi đau giảm, bắt đầu vận động lưng trở lại. Sự vận động và độ vững của vùng thắt lưng có thể được cải thiện bởi những bài tập sau:

Nằm ngửa với gối gấp và hai bàn chân chạm sàn nhà. Từ từ di chuyển gối từ phải qua trái trong khi hai bàn chân vẫn chạm sàn nhà.

Tiếp tục tư thế với hai tay và gối chống dưới sàn. Làm lưng gồ lên, giống tư thế con mèo, làm cong lưng hết mức có thể. Sau đó làm lõm vùng lưng càng võng nhiều càng tốt. Những cử động sang bên có thể được thực hiện bằng cách đưa phần hông từ trái qua phải và ngược lại.

Căng/giãn vùng thắt lưng. Đặc biệt vào sáng sớm hoặc sau một giai đoạn quá sức hơn lưng sẽ thường cảm thấy cứng và đau. Việc làm căng khối cơ thắt lưng nên thực hiện để làm giảm đau. Phương pháp căng cơ đơn giản nhất được cho là tư thế ngồi xổm thả lỏng và treo trên bàn hoặc ghế. Giữ ở tư thế này trong 20 – 30 giây và lặp lại từ 2 đến 3 lần, giữa các lần có khoảng nghỉ ngắn.

 

Duỗi cột sống. Tự giữ thăng bằng bằng tay và gối còn lại trong khi tay phải và chân trái duỗi tối đa. Lặp lại với tay và chân bên đối diện. Cũng có thể thực hiện động tác khó hơn với duỗi tay và chân cùng một phía.

 

Bước 2: Nâng cao

Làm mạnh khối cơ bụng và cơ lưng sẽ giúp bảo vệ lưng và có thể ngăn ngừa sự căng quá mức lên đĩa đệm. Điều quan trọng là cần phải tập đúng cách, những bài tập cho cơ vùng bụng nếu không được tập đúng cách còn có thể gây đau tăng lên.

Gập bụng thẳng. Nằm ngửa trên bề mặt chắc chắn với gối gấp và lòng bàn chân áp sát mặt sàn. Đặt các ngón tay phía sau đầu cốt để khuỷu tay hướng ra bên ngoài. Nhìn thẳng về phía trước và chắc chắn rằng cổ và đầu là thả lỏng. Co cơ bụng và tự nâng cơ thể lên tới điểm mà hai vai vừa thoát khỏi sàn nhà. Giữ ở vị trí này trong 3 giây. Lặp lại càng nhiều càng tốt.

 

Gập bụng chéo. Nằm ngửa trên bề mặt chắc chắn với gối phải gấp đặt nằm ngang qua gối trái. Đặt các ngón tay phía sau đầu cốt để khuỷu tay hướng ra bên ngoài. Nhìn thẳng về phía trước và chắc chắn rằng cổ và đầu là thả lỏng. Co cơ bụng và cuộn cơ thể lên với một động tác xoắn vặn, đưa khuỷu phải về phía gối trái. Giữ ở tư thế này trong 3 giây, lặp lại động tác càng nhiều càng tốt. Thực hiện lại động tác với phía bên đối diện.
Cây cầu. Bài tập này thực hiện có tác dụng tập cả cơ bụng và cơ lưng đồng thời. Nằm ngửa trên bề mặt chắc chắn, giữ một chân gấp. Đẩy phần khung chậu lên trên và duỗi thẳng chân còn lại cốt để chân, khung chậu và phần thân trên một đường thẳng. Có thể thực hiện bài tập khó hơn với phần trọng lượng cơ thể tỳ trên khuỷu.
Những bài tập cân bằng trên quả bóng tập gym. Ngồi thẳng trên quả bóng. Nâng chân phải lên 5 cm khỏi mặt sàn và giữ trong vài giây. Lặp lại với chân trái. Thực hiện ít nhất 15 lần. Có thể làm bài tập khó hơn bằng cách duỗi chân, nhắm mắt hoặc nằm ngửa trên quả bóng và giữ thăng bằng.
Bước 3: quay trở lại đánh quần vợt

Cố gắng chơi trên mặt sân đất sét càng nhiều càng tốt, tránh sân cứng. Khoảng cách phanh trên sân đất nện càng dài thì gây trạng thái căng thẳng của khối cơ lưng càng thấp hơn là trên mặt sân cứng

Nếu có thể, bắt đầu đánh bóng trong một vùng có diện tích khoảng 2 mét vuông. Trong việc này sẽ tập bước chân với từng bước nhỏ, luôn bước về phía bên phải để đánh bóng cốt để lưng không bị ở trạng thái căng bởi phải duỗi quá mức.

Những bài tập tiếp theo đặt sự căng hơn tới khối cơ lưng và như thế là những bài tập tăng cương dần dần

Ngăn ngừa chấn thương lại

Làm ấm cơ thể lên một cách cẩn thận trước mỗi trận và làm mát cơ thể xuống sau mỗi trận đấu ít nhất 10 phút. Tập trung thực hiện chính xác các động tác trong các bài tập

Đảm bảo khối cơ bụng và cơ lưng trợ giúp cột sống tốt bằng cách thực hiện các bài tập ít nhất 2 lần trong 1 tuần

Đảm bảo xây dựng bài tập tăng lên từng bước, cốt để cơ thể quen với sự tăng dần cường độ từ từ.

Đảm bảo chọn đúng giầy đánh bóng và chú ý tới các thiết bị giảm chấn, làm vững bên.

TS.BS. Nguyễn Hoàng Long - Theo benhcotsong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

  • 17/07/2025

    3 tác dụng phụ của quả vải và lưu ý khi ăn vải

    Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

  • 17/07/2025

    Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng của bạn?

    Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây

  • 16/07/2025

    Ăn rau quả nhiều màu sắc có lợi gì cho sức khỏe?

    Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

Xem thêm