Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

NGƯỜI VIÊM KHỚP DẠNG THẤP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG

Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh khớp mạn tính, trong đó số lượng khớp bị viêm có thể lên đến vài chục khớp. Do vậy bệnh nhân bị hạn chế vận động nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hằng ngày và khả năng lao động nghề nghiệp.

Hiện nay, các biện pháp điều trị tích cực giúp cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh. Tuy nhiên, các biện pháp phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân là không thể thiếu được, có vai trò quan trọng trong bất kỳ giai đoạn và mức độ tiến triển nào của bệnh.

Phục hồi chức năng vận động trong đợt cấp của bệnh VKDT

Trong đợt tiến triển, cần để các khớp được nghỉ ngơi, vì gắng sức có thể làm tăng biến dạng khớp. Do vậy cần phải thận trọng chờ đợi thuốc tác dụng trước đã. Khớp bị tổn thương cần ít vận động ban ngày và nghỉ ngơi, đặt ở tư thể đúng ban đêm. Cần phải duy trì tư thế khớp đúng đắn vài phút nhiều lần trong ngày.

Bình thường bệnh nhân hay đặt gối kê dưới kheo chân để làm giảm đau khi bị sưng đau khớp gối, tuy nhiên điều đó dễ làm cứng khớp ở tư thế gấp. Sự biến dạng này sẽ làm ảnh hưởng đến đi lại, thậm chí khi đợt viêm chấm dứt. Bàn tay và cổ tay cũng cần cố định ở tư thế đúng khi các khớp bị viêm. Cần phải mang tối thiểu nẹp nghỉ ngơi vào ban đêm.

Dụng cụ này cho phép giữ cổ tay và ngón tay ở tư thế chức năng, và làm giảm sự co rút của gân cơ. Tác dụng chống viêm và giảm đau của nó rất nhanh. Chú ý cho khớp nghỉ ngơi không có nghĩa là cứ nằm suốt ngày trên giường hay ngồi trên ghế bành cả ngày. Cần cố gắng hoạt động ngay khi cảm thấy mỏi mệt để tránh các hậu quả của cố định lâu dài.

Sử dụng nẹp

Nẹp chính là các dụng cụ để cố định hay duy trì ổn định các khớp, với mục tiêu là giảm viêm khớp, sửa chữa các biến dạng và thúc đẩy hoạt động. Các nẹp tay là một ví dụ. Có hai loại nẹp: nẹp có tác dụng cải thiện thực hiện các động tác (nẹp chức năng) và nẹp nâng cao chất lượng nghỉ ngơi của khớp (nẹp nghỉ ngơi). Nẹp chức năng được sử dụng trong lúc hoạt động để thúc đẩy thực hiện các động tác hay bảo vệ một hay nhiều khớp. Nẹp nghỉ ngơi được đeo trong các giờ nghỉ ban ngày và ban đêm. Các loại nẹp cần do bác sĩ kê đơn.

- Sử dụng nẹp chức năng: Ban ngày, có thể mang nẹp cổ tay hay ngón tay để thực hiện các động tác sinh hoạt hằng ngày. Có thể mang nẹp khi lao động chân tay trong hai tình huống sau: sau mỗi lần làm việc thì bệnh nhân cảm thấy đau cổ tay, có cảm giác mất sức và do vậy ngại làm các hoạt động hằng ngày.

Duy trì cổ tay bằng nẹp cổ tay tăng lực có thể thay đổi cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh nhân thậm chí có thể làm vườn. Bệnh nhân cần phải mang nẹp khi thực hiện những hoạt động khó khăn. Tình huống khác là phải mang nẹp trong ngày, ví dụ nẹp ngón tay do ngón tay bắt đầu bị biến dạng, gây khó lao động. Nẹp có tác dụng hạn chế các động tác khớp có hại. Nẹp toàn bộ khi nghỉ ngơi bàn tay và khi nào cần mang.

- Sử dụng nẹp nghỉ ngơi: Nẹp toàn bộ cố định cả cổ tay và bàn tay, trải dài từ cẳng tay đến tận ngón tay. Đó là nẹp nghỉ ngơi vì được chế tạo để cố định khớp trong giờ nghỉ ban ngày hay ban đêm.

Nẹp cố định khớp ở một vị trí nhất định, để nới lỏng sự căng cứng khớp gây đau đớn, giảm co cứng cơ và tránh sự co rút làm tăng nguy cơ cứng ngón tay ở vị trí xấu. Nẹp này được chuyên gia vật lý trị liệu và nhà sản xuất tạo nên, cần phải được chỉnh sửa tối thiểu một lần trong một năm. Buổi sáng khi tháo nẹp ra, để tránh cứng khớp cần phải ngâm tay vào nước ấm và cử động các ngón tay.

Tập thể dục, thể thao

Nếu đau xuất hiện mỗi khi vận động thì không nên nản chí. Người bệnh chỉ cần mang dụng cụ giúp đỡ và thay đổi một số động tác là có thể tiếp tục hoạt động được. Có thể tập tĩnh, tức là chỉ cần tập luyện cơ lực có đối kháng thay vì vận động, hay tập luyện những bài tập thể dục ngắn tại nhà. Các bài tập thể dục cho bàn tay giúp duy trì sự mềm dẻo khớp cổ tay và ngón tay.

Các bài tập cho chân giúp cho đứng vững và đi lại tốt hơn. Bệnh nhân cần duy trì hoạt động thể lực đầy đủ và tiếp tục các sinh hoạt hằng ngày, nhưng cần tránh các hoạt động không cần thiết. Người bệnh cần có hoạt động thể chất thường xuyên như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội theo khả năng của mình. Nếu tập được thể thao thì vẫn nên tiếp tục.

Tuyệt đối không được tác động cột sống khi đau cổ, vì các tổn thương cột sống có thể nặng lên sau khi làm thủ thuật này, và có các biến chứng là tai biến mạch máu não, di chứng thần kinh không phục hồi được.

Theo THCS
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

Xem thêm