Bài 1: Rễ cây trà 100g, gừng 50g, mật ong đủ dùng. Rễ cây trà và gừng sắc lấy nước, đổ mật ong khuấy đều. Mỗi lần uống 20ml, ngày uống 2 lần. Công dụng: nhuận phổi, trừ đờm, ngăn ho.
Bài 2: Ma hoàng 1,5g, lê 1 quả bỏ hạt cho ma hoàng vào, đem chưng cách thuỷ, ăn lê và uống nước, mỗi buổi tối dùng một lần. Dùng cho bệnh nhân ho nhiều, khó khạc đờm.
Ma hoàng.
Bài 3: Thịt dê 500g, tiểu mạch 60g, gừng tươi 9g. Tất cả cho vào nồi, thêm nước vừa đủ hầm thành cháo loãng, khi chín nêm muối vừa ăn, chia thành hai phần dùng buổi sáng sớm và chiều tối.
Bài 4: Quả lê 500g, ý dĩ nhân 100g, đường phèn 100g. Rửa sạch ý dĩ nhân, ngâm nước, vớt ra để ráo. Lê bỏ hạt, cắt nhỏ, cho cả ba thứ vào nồi với 1 lít nước nấu thành cháo. Ngày ăn 1 bát chia 2 lần ăn lúc nóng.
Bài 5: Vỏ quýt tươi 30g, gạo lức 100g. Rửa sạch vỏ quýt, đổ nước vừa đủ, nấu lấy nước, bỏ bã rồi cho gạo đã vo sạch, nấu cháo loãng. Ngày ăn một bát chia 2 lần.
Gạo lứt.
Bài 6: Cá diếc 250g, bột trần bì 30g, đường đỏ 20g. Rửa sạch cá, nhét trần bì và đường đỏ vào bụng cá đem hấp cách thuỷ, ăn cả nước và cái, mỗi ngày một lần, ăn trong 3 ngày liền.
Bài 7: Gừng 6g; hạnh nhân, tang bạch bì, mỗi thứ 10g; đảng sâm 30g; đại táo 7 quả; sữa bò tươi 200ml, gạo tẻ 100g. Ngâm hạnh nhân, bóc bỏ lớp ngoài vỏ, vớt ra để ráo, tán nhuyễn hòa vào sữa bò, lọc lấy nước. Đảng sâm, tang bạch bì, gừng, táo, sắc lấy nước, cho gạo vào nấu cháo. Khi cháo chín, đổ nước hạnh nhân vào khuấy đều. Ăn khi đói. Công dụng: Thanh phế, hạ khí, giảm ho, ngăn suyễn.
Bài 8: Phổi lợn 150 - 200g, lá chanh 15g. Rửa sạch, cho hai thứ vào nồi, đổ nước vừa đủ đun chín thì cho gia vị là được. Ăn phổi, uống canh.
Bài 9: Bách hợp 100g, đường trắng 50g. Rửa sạch bách hợp cho vào nồi cùng đường trắng, nước vừa đủ, đun khoảng 1 giờ thấy chín nhừ là được. Ăn trong ngày. Tác dụng: bổ âm, dưỡng phế, bổ tâm, trừ phiền.
Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.
Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.