Sự khác nhau giữa khám sức khỏe thông thường và tầm soát ung thư
Khám sức khỏe định kỳ thường bao gồm các xét nghiệm như: xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm nước tiểu, điện tim đồ, khám mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng, da liễu, vv… nhằm phát hiện các vấn đề về sức khỏe như các bệnh lý về máu, đánh giá chức năng thận, hệ tiết niệu, mỡ máu, tổn thương về cơ tim, rối loạn nhịp tim, vv…. Các bác sĩ thường khuyên chúng ta nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm 1 lần.
Khám tầm soát ung thư thường bao gồm các xét nghiệm đặc biệt, nhằm tìm kiếm những dấu hiệu của ung thư, thường bao gồm: các xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm khối u, xét nghiệm mẫu mô, nước tiểu, xét nghiệm tìm máu trong phân, vv… các chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính CT, siêu âm vú, chụp Mammography tuyến vú, nội soi dạ dày, đại tràng, vv…, các xét nghiệm khác như xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap), xét nghiệm tìm máu trong phân, vv…
Bác sĩ sẽ kiểm tra về các dấu hiệu chung về sức khỏe người bệnh, chẳng hạn như khối u hoặc dấu hiệu bất thường trên cơ thể. Ngoài ra, tiền sử bệnh gia đình hoặc cá nhân, các phương pháp điều trị đã từng thực hiện cũng là những yếu tố cần xem xét trước khi chỉ định các xét nghiệm tầm soát ung thư.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Khai – bác sĩ chuyên khoa II, Khoa Ung bướu, Bệnh viện Thu Cúc, khám sức khỏe thông thường không thể thay thế việc tầm soát ung thư định kỳ. Những người có nguy cơ trung bình đối với ung thư thì từ 40 tuổi trở lên nên khám tầm soát ung thư sớm 6 tháng – 1 năm 1 lần. Những người có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn (chẳng hạn như gia đình có tiền sử mắc ung thư, người hút thuốc lá, uống rượu nhiều, vv…) thì nên tầm soát ung thư sớm hơn. Tốt nhất vẫn nên tuân theo lời khuyên của bác sĩ.
Tầm soát ung thư: phát hiện sớm ung thư khi chưa có dấu hiệu
Ung thư thường không gây ra triệu chứng ở giai đoạn đầu, vì vậy chúng ta gần như không thể phát hiện sớm nếu chỉ dựa vào triệu chứng. Khám tầm soát ung thư là thực hiện các xét nghiệm đặc biệt nhằm phát hiện ra mầm mống ung thư, hoặc khi khối u còn rất nhỏ, khuyến khích thực hiện ở những người chưa có dấu hiệu, vì khi người bệnh có dấu hiệu, thường là khi ung thư đã lây lan sang các mô lân cận, và cơ hội điều trị không còn tốt như giai đoạn đầu.
Tỷ lệ tử vong do ung thư ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, vv… những năm gần đây đã giảm, nhất là ở các bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng, vv… do nhận thức về tầm soát ung thư của người dân đã tăng lên.
Các bệnh ung thư nhất định cần tầm soát
Hiện nay, có nhiều chương trình sàng lọc hiệu quả cho một số bệnh ung thư thường gặp nhất. Những người có nguy cơ trung bình đối với các bệnh ung thư được khuyến khích nên thường xuyên sàng lọc các bệnh sau đây:
Ung thư vú: Phụ nữ 40 tuổi trở lên nên chụp X-quang tuyến vú mỗi năm 1 lần. Phụ nữ có nguy cơ cao đối với bệnh ung thư vú có thể cần tầm soát sớm hơn.
Ung thư cổ tử cung: Phụ nữ trong độ tuổi từ 21 -29 nên làm xét nghiệm Pap định kỳ 1 năm 1 lần; Phụ nữ từ 30 – 65 nên kết hợp xét nghiệm Pap và HPV định kỳ. Phụ nữ trên 65 tuổi có các xét nghiệm trước bình thường thì có thể dừng.
Ung thư đại trực tràng: Nam, nữ trên 40 tuổi nên tầm soát ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, người có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc có các yếu tố nguy cơ khác nên tầm soát sớm hơn. Một số xét nghiệm được sử dụng để tầm soát ung thư đại trực tràng, bao gồm nội soi, soi đại tràng sigma, xét nghiệm máu trong phân, vv….
Ung thư phổi: chụp CT liều thấp có thể giúp phát hiện sớm ung thư phổi, đặc biệt cần thiết với những người hút thuốc lá trong nhiều năm.
Ung thư tuyến tiền liệt: Nam giới từ 40 tuổi trở lên nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt. Hiện nay có xét nghiệm PSA giúp phát hiện sớm bệnh.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.